ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG CỦA HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM (MIS-C) TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Dương Ngọc Như Ý1, Trần Công Lý1, Nguyễn Phước Sang1, Nguyễn Minh Phương1, Lê Văn Minh1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là một biến chứng nghiêm trọng được xác định liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ. Các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau ở những bệnh nhân mắc MIS-C và có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ MIS-C. 2) Xác định một số yếu tố tiên lượng nặng ở trẻ MIS-C. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên 61 ca mắc MIS-C ở trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung vị là 45,0 (22,5-108,0) tháng, tỷ lệ nam gấp 2 lần nữ. Thời gian MIS-C xuất hiện sau nhiễm virus SARS-CoV-2 là 4,5 (4,0-7,5) tuần. Triệu chứng lâm sàng bao gồm: Sốt cao (89,5%), triệu chứng tiêu hoá (73,7%), viêm kết mạc mắt (82,5%). Số ca thể nặng là 16 (26,2%), chuyển nặng sau 24h nhập viện là 12 (19,7%). Đặc điểm cận lâm sàng CRP >10 mg/L (96,1%), fibrinogen >4,5 g/L (71,7%). Tất cả trường hợp đều khỏi bệnh xuất viện. Các yếu tố liên quan độc lập với mức độ nặng của bệnh gồm: đau bụng OR=10,984 (KTC 95%: 1,602-75,294, p=0,015), tăng ferritin OR=4,689 (KTC 95%: 1,015-21,664, p=0,048), tăng D-dimer OR=7,694 (KTC 95%: 1,537-38,507, p=0,013), tăng troponin I OR=6,657 (KTC 95%: 1,124-39,431, p=0,037). Kết luận: Trẻ mắc MIS-C gặp chủ yếu ở nam tuổi trung vị là 45,0 (22,5-108,0) tháng, triệu chứng thường gặp là tổn thương da niêm giống Kawasaki và triệu chứng tiêu hoá. Thể nặng chiếm 26,2%, chuyển nặng sau 24h nhập viện chiếm 19,7%. Đau bụng, tăng ferritin, tăng D-dimer, tăng troponin-I liên quan độc lập và có khả năng tiên lượng tình trạng nặng của MIS-C sau 24 giờ nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Verdoni L., Mazza A., Gervasoni A., Martelli L., Ruggeri M., et al. An outbreak of severe Kawasaki-like disease at the Italian epicentre of the SARS-CoV-2 epidemic: an observational cohort study. Lancet. 2020. 395 (10239), 1771-1778, doi: 10.1016/S0140-6736(20)31103-X.
2. Feldstein L. R., Rose E. B., Horwitz S. M., Collins J. P., Newhams M. M., et al. Multisystem Inflammatory Syndrome in U.S. Children and Adolescents. N Engl J Med. 2020. 383 (4), 334346, doi: 10.1056/NEJMoa2021680.
3. Godfred-Cato S., Bryant B., Leung J., Oster M. E., Conklin L., et al. COVID-19-Associated Multisystem Inflammatory Syndrome in Children - United States, March-July 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2020. 69 (32), 1074-1080, doi: 10.15585/mmwr.mm6932e2.
4. Bộ Y tế. Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22 tháng 2 năm 2022. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. 2022: 44-47.
5. Phung Nguyen The Nguyen, Tran Thanh Thuc, Nguyen Thanh Hung, Nguyen Tri Hao, va Nguyen Thi Mai Thao. Cardiovascular injury and clinical features of multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) related to Covid-19 in Vietnam. 2022. 63 (6), 569-574, doi: 10.1016/j.pedneo.2022.05.009.
6. Jinna S., and Khandhar PB. Thrombocytopenia. StatPearls. 2023.
7. Lanziotti V. S., Povoa P., Soares M., Silva J. R., Barbosa A. P., et al. Use of biomarkers in pediatric sepsis: literature review. Rev Bras Ter Intensiva. 2016. 28 (4), 472-482, doi: 10.5935/0103-507X.20160080.
8. Dufort E. M., Koumans E. H., Chow E. J., Rosenthal E. M., Muse A., et al. Multisystem Inflammatory Syndrome in Children in New York State. N Engl J Med. 2020. 383 (4), 347-358, doi: 10.1056/NEJMoa2021756.
9. Kaushik A., Gupta S., Sood M., Sharma S., and Verma S. A Systematic Review of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Associated With SARS-CoV-2 Infection. Pediatr Infect Dis J. 2020. 39 (11), 340-346, doi: 10.1097/INF.0000000000002888.
10. Capone Christine A, Subramony Anupama, Sweberg Todd, Schneider James, Shah Sareen, et al. Characteristics, cardiac involvement, and outcomes of multisystem inflammatory syndrome of childhood associated with severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 infection. 2020. 224 141-145, doi: 10.1016/j.jpeds.2020.06.044.
11. Valverde I., Singh Y., Sanchez-de-Toledo J., Theocharis P., Chikermane A., et al. Acute Cardiovascular Manifestations in 286 Children With Multisystem Inflammatory Syndrome Associated With COVID-19 Infection in Europe. Circulation. 2021. 143 (1), 21-32, doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.120.050065.
12. Abrams J. Y., Oster M. E., Godfred-Cato S. E., Bryant B., Datta S. D., et al. Factors linked to severe outcomes in multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) in the USA: a retrospective surveillance study. Lancet Child Adolesc Health. 2021. 5 (5), 323-331, doi:
10.1016/S2352-4642(21)00050-X.