NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC HẬU COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH NHIỄM COVID-19 TẠI HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022-2023

Nguyễn Ngọc Tuyền1,, Nguyễn Minh Phương1, Nguyễn Công Tuấn2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Virus Corona là một họ virus ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả con người và động vật, huyện Long Hồ ghi nhận 14.884 ca nhiễm COVID-19. Tình trạng sức khỏe suy yếu dai dẳng sau COVID-19 khá phổ biến. Một vài nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ này ở Đức 27,8%, Mỹ 36,1%, Anh 98%… Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình và yếu tố liên quan đến hậu COVID-19 trên người bệnh nhiễm COVID-19 tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 667 trên người bệnh nhiễm COVID19 tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Kết quả: Tỷ lệ mắc hậu COVID-19 trong nghiên cứu là 60,9%, trong đó, tỷ lệ mắc nhóm bệnh rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao nhất (50,8%) và tỷ lệ bệnh tiêu hóa là thấp nhất (chỉ 7,9%). Các yếu tố liên quan đến bệnh: Người có bệnh nền OR=0,152 (KTC 95%: 0,040-0,571, 0,005) và người có nhập viện khi mắc COVID-19 OR=0,152 (KTC 95%: 0,076-0,302, <0,001). Kết luận: Tỷ lệ hậu COVID-19 trên địa bàn huyện Long Hồ rất cao, đang ở mức báo động. Cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, tăng cường kiến thức, nâng cao ý thức của người dân về phòng bệnh hậu COVID-19, chú ý các người lớn tuổi, có bệnh nền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28 tháng 01 năm 2021 về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19. Hà Nội. 2021.
2. Nguyễn Hải Thủy. Hội chứng hậu COVID-19 cấp, trường Đại học Y dược Huế. Thừa Thiên Huế. 2022.
3. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo Kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 và một số nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Vĩnh Long. 2021.
4. David Montani, Laurent Savale, Nicolas Noel, Olivier Meyrignac et al. Post-acute COVID-19 syndrome. Eur Respir Rev. 2022. 31, 210185, doi: 10.1183/16000617.0185-2021.
5. Huỳnh Giao, Nguyễn Ngọc Lân, Võ Kim Ngân, Nguyễn Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Ngọc Hân. Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau mắc COVID-19 tại TPHCM. Tạp Chí Y Học Việt Nam Tập 517. 2022. 2, https://doi.org/10.51298/vmj.v517i2.3272.
6. Jungwoo Lee, Spring H. Han. The Future of Service Post-COVID-19. Pandemic. 2021. Volume 1, Rapid Adoption of Digital Service Technology.
7. Hannah E. Davis, Gina S. Assaf, Lisa McCorkell, Hannah Wei et al. Characterizing Long COVID-19 in an International Cohort: 7 Months of Symptoms and Their Impact. medRxiv. 2021. doi: 10.1016/j.eclinm.2021.101019.
8. Nalinakumari Kesavan Nair Anjana, Twinkle Thomas Annie, Shajahan Siba, Maheswari Suresh Meenu, Sujatha Chintha, Thekkumkara Surendran Nair Anish. Manifestations and risk factors of post COVID-19 syndrome among COVID‑19 patients presented with minimal symptoms – A study from Kerala, India. J Family Med Prim Care. 2021. 10:4023‑9, doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_851_21.
9. Maxime Taquet, Sierra Luciano, John R Geddes, Paul J Harrison. Bidirectional associations between COVID-19 and psychiatric disorder: retrospective cohort studies of 62 354 COVID-19 cases in the USA. Lancet Psychiatry. 2021. 8, 130-40, doi: 10.1016/S2215-0366(20)30462-4
10. Andrea Dennis, Malgorzata Wamil, Johann Alberts,4 Jude Oben, Daniel J Cuthbertson, Dan Wootton et al. Multiorgan impairment in low-risk individuals with postCOVID-19 syndrome: a prospective, communitybased study. BMJ Open. 2021. 11:e048391, doi:10.1136/ bmjopen-2020-048391.
11. Shin Jie Yong. Long COVID-19 or post-COVID-19 syndrome: putative pathophysiology, risk factors, and treatments. Infectious Diseases. 2021. 53:10, 737-754, doi:
10.1080/23744235.2021.1924397.