NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM NGỪA VẮC XIN CÚM MÙA Ở NGƯỜI TỪ 65 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng ở những người lớn tuổi. Trên thế giới và tại Việt Nam đều có khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình hình và một số yếu tố liên quan đến tiêm ngừa vắc xin cúm mùa ở người từ 65 tuổi trở lên tại thành phố cần thơ năm 20222023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 4132 người từ 65 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Các số liệu thu thập: thông tin dân số xã hội học, tình hình và một số yếu tố liên quan tiêm ngừa cúm. Kết quả: Tỷ lệ từng tiêm ngừa cúm là 7,9%. 77,4% đã tiêm ngừa cúm trong vòng 12 tháng qua. 77,1% các đối tượng tiêm ngừa cúm tại cơ sở y tế công lập. Phần lớn đối tượng chưa tiêm ngừa cúm vì “Không biết có vắc xin này” (84,5%). Lý do phổ biến nhất của chưa tiêm ngừa nhắc lại cúm là “Không biết vắc xin này phải tiêm nhắc” (26,9%). Các đối tượng sinh sống tại thành thị, nghề nghiệp cán bộ công chức/văn phòng, đã từng được người khác khuyên tiêm ngừa cúm, có bệnh đường hô hấp mạn tính và không do dự tiêm ngừa cúm có tỷ lệ tiêm cúm cao hơn nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ tiêm ngừa cúm ở người từ 65 tuổi tại thành phố Cần Thơ rất thấp. Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe về vắc xin ngừa cúm mùa và tăng khả năng tiếp cận vắc xin trên nhóm người cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vắc xin cúm, người cao tuổi, do dự vắc xin
Tài liệu tham khảo
2. Lisa A Grohskopf, Lenee H Blanton, Jill M Ferdinands, et al. Prevention and Control of Seasonal Influenza with Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices, United States, 2021–22 Influenza Season. Morbidity and Mortality Weekly Report. 2021. 70(5). DOI: 10.15585/mmwr.rr7005a1.
3. World Health Organization. The immunological basis for immunization series: module 23: influenza vaccines. 2017. https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/259211/9789241513050-eng.pdf.
4. Yunhyung Kwon, Young June Choe, Jae-Won Yun, et al. Impact of Media Coverage on Influenza Vaccine Coverage in Elderly Individuals from 2020 to 2021 in the Republic of Korea. Vaccines. 2021. 9(4), 367. DOI: 10.3390/vaccines9040367.
5. World Health Organization. Report of the SAGE working group on vaccine hesitancy. 2014.
https://www.assetscienceinsociety.eu/sites/default/files/sage_working_group_revised_report_v accine_hesitancy.pdf.
6. Can Chen, Xiaoxiao Liu, Danying Yan, et al. Global influenza vaccination rates and factors associated with influenza vaccination. International Journal of Infectious Diseases. 2022. 125, 153-163. DOI: https://doi.org/10.1016/j.ijid.2022.10.038.
7. Anita Sheldenkar, Fann Lim, Chee Fu Yung, et al. Acceptance and uptake of influenza vaccines in Asia: A systematic review. Vaccine. 2019. 37(15), 4896-4905. DOI: https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2019.07.011.
8. Barnaby Edward Young, M. Chen. Influenza in temperate and tropical Asia: a review of epidemiology and vaccinology. Human Vaccines & Immunotherapeutics. 2020. 16(7), 16591667. DOI: https://doi.org/10.1080/21645515.2019.1703455.
9. George N Okoli, Otto L T Lam, Florentin Racovitan, et al. Seasonal influenza vaccination in older people: A systematic review and meta-analysis of the determining factors. PLOS ONE. 2020. 15(6), e0234702. DOI: https://doi.org/10.1371/journal.pone.0234702.
10. Kathrin Zürcher, Marcel Zwahlen, Claudia Berlin, et al. Trends in influenza vaccination uptake in Switzerland: Swiss Health Survey 2007 and 2012. Swiss Medical Weekly. 2019. 149: w14705. DOI: https://doi.org/10.4414/smw.2019.14705.
11. David Yokum, Julie C. Lauffenburger, Roya Ghazinouri, et al. Letters designed with behavioural science increase influenza vaccination in Medicare beneficiaries. Nature Human Behaviour. 2018. 2(10), 743-749. DOI: 10.1038/s41562-018-0432-2.
12. Thomas P. Weber, Nikolaos I. Stilianakis. Inactivation of influenza A viruses in the environment and modes of transmission: A critical review. Journal of Infection. 2008. 57(5), 361-373. DOI: 10.1016/j.jinf.2008.08.013.
13. Evans MR, Prout H, Prior L, et al. A qualitative study of lay beliefs about influenza immunisation in older people. British Journal of General Practice. 2007. 57(538), 352-358. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2047008/pdf/bjpg57-352.pdf.
14. Lam Lau, Ying Lau, Ying Hon Lau. Prevalence and correlates of influenza vaccination among non-institutionalized elderly people: An exploratory cross-sectional survey. International Journal of Nursing Studies. 2009. 46(6), 768-777. DOI: 10.1016/j.ijnurstu.2008.12.006.
15. Tselmuun Chinzorig, Kemmyo Sugiyama, Jun Aida, et al. Are social inequalities in influenza vaccination coverage in Japan reduced by health policy?. Preventive Medicine Reports. 2019. 16(100959). DOI: 10.1016/j.pmedr.2019.100959.
16. T. Kan, J. Zhang. Factors influencing seasonal influenza vaccination behaviour among elderly people: a systematic review. Public Health. 2018: 156, 67-78. DOI: 10.1016/j.puhe.2017.12.007.
17. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Vaccination: Influenza vaccine. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease 2020 Report. 2020. 42.