ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI TẠI KHOA NỘI HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022

Nguyễn Tấn Sang1,, Nguyễn Thị Hồng Trân1, Lê Ngọc Quế Trân1, Lê Dương Anh1, Huỳnh Khánh Như2, Trần Thị Phương Ngân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tràn dịch màng phổi gồm 2 loại là dịch thấm và dịch tiết. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi có ý nghĩa quan trọng giúp định hướng chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi và xác định tỷ lệ các nguyên nhân tràn dịch màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 82 bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch màng phổi và điều trị nội trú khoa Nội Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tràn dịch màng phổi nổi bật triệu chứng cơ năng là khó thở (80,5%), đau ngực (57,3%); thực thể chủ yếu là hội chứng ba giảm (96,3%), ran phổi (46,3%). Đặc điểm dịch màng phổi, ưu thế là màu vàng trong (35,4%) và tế bào lympho (57,35%), tế bào lạ (100%) đều là tế bào ác tính. X-quang ngực thẳng ghi nhận tràn dịch hai bên (100%). Tràn dịch màng phổi do dịch tiết (97,56%). Tràn dịch màng phổi cận viêm chiếm tỉ lệ cao nhất (57,31%), ung thư (31,70%), lao (8,5%). Kết luận: Bệnh nhân tràn dịch màng phổi có triệu chứng thường gặp là khó thở, đau ngực. Đặc điểm lâm sàng ghi nhận hội chứng ba giảm chiếm tỷ lệ cao nhất. Cận lâm sàng tràn dịch màng phổi, màu vàng trong ưu thế, tế bào lympho chiếm tỷ lệ cao và có 11 trường hợp ghi nhận tế bào lạ 100% đều ác tính. X-quang ngực thẳng ghi nhận 100% tràn dịch hai bên, đường cong Damoiseau và mức độ dịch lượng ít (<1/3 phổi) chiếm tỷ lệ cao. tràn dịch màng phổi dịch tiết chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với dịch thấm. Tỷ lệ tràn dịch màng phổi cận viêm chiếm cao nhất kế đến là do ung thư và lao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu. Tình hình tràn dịch màng phổi vào điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 – 2000. Tạp chí Y học thực hành. 2004. 2, 48-50.
2. Phạm Đình Tài. Hiệu quả của sinh thiết màng phổi bằng kim cope trong chẩn đoán nguyên nhân Tràn dịch màng phổi tại Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. Hội nghị khoa học - công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y - dược Việt Nam lần thứ 18. 2016. 48-51.
3. Trần Hoàng Duy. Đánh giá kết quả sinh thiết màng phổi ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ năm 2018. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. số 22-23-24-25.
4. Seham Abdelwakeel Abdel-Gaber Yasser Ali Kamal. Clinical profile, etiology, management and outcome of empyema thoracis associated with COVID-19 infection: A systematic review of published case reports. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine. 2023. 16(8), 337-346, doi: 10.4103/1995-7645.383908.
5. Jinyan Lin. The Clinical Features and Management of Empyema Caused by Streptococcus constellatus. Infection and Drug Resistance. 2022. 15:6267-6277, doi:10.2147/IDR.S382484.
6. Nguyễn Thị Cẩm Tú. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân, đánh giá kết quả điều trị tràn dịch màng phổi dịch tiết tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2016.
7. V. Riveiro. Characteristics of patients with myelomatous pleural effusion. A systematic review. Revista Clínica Española (English Edition). 2018. 218(2), 89-97, doi: 10.1016/j.rceng.2017.11.00.
8. Nguyễn Thị Bình Nguyên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch tự do. Tạp chí Y Dược học. 10(1). 2020.