CÁC HÌNH THÁI POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG THEO PHÂN LOẠI PARIS VÀ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Lê Huyền Trân1,, Huỳnh Hiếu Tâm2, Lương Thị Thúy Loan1, Trần Y Đức1, Đặng Như Lan1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phân loại quốc tế Paris (2002) là một trong những phân loại đơn giản thường được áp dụng trên lâm sàng, phân loại này gợi ý loại hình thái tổn thương polyp trên niêm mạc đường tiêu hóa có nguy cơ ác tính cao thấy được khi nội soi tiêu hóa. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ các dạng hình thái polyp đại trực tràng theo phân loại Paris. 2. Đối chiếu kết quả mô bệnh học của polyp đại trực tràng với phân loại Paris. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 188 bệnh nhân được nội soi đại tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2023 đến năm 2024. Tất cả tổn thương polyp được xếp loại theo phân loại Paris và lấy mẫu làm mô bệnh học. Kết quả: Nhóm tuổi 41-65 chiếm tỷ lệ cao nhất, vị trí polyp thường gặp nhất là trực tràng 36,7%, đơn polyp thường gặp 52,7%, chủ yếu polyp 6 – 9mm chiếm 41,5%. Phân loại Paris týp 0-Is thường gặp nhất 55,9%. Typ 0-Ip có tỷ lệ tổn thương tân sinh cao nhất 70,4%. Polyp tại manh tràng và kích thước ≥20mm tỷ lệ tổn thương tân sinh cao nhất 80%. Kết luận: Polyp đại trực tràng có cuống týp 0-Ip theo phân loại Paris và polyp có kích thước lớn có tỷ lệ tân sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Endoscopic Classification Review Group. Update on the Paris classification of superficial neoplastic lesions in the digestive tract. Endoscopy. 2005. 37 (06), 570-578, https://doi.org/10.1055/s-2005-861352.
2. Nguyễn Anh Kiệt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu bằng chế độ BLI và mô bệnh học của bệnh nhân polýp đại - trực tràng tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa Quốc Tế SIS Cần Thơ năm 2021 - 2022. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022.
3. Nguyễn Trường Sơn, Hoàng Mai Hương, Đỗ Khắc Trường, và cs. Nghiên cứu tỷ lệ polyp đại trực tràng ung thư theo kích thước. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. Tập 507 Số 2, 123-126, https://doi.org/10.51298/vmj.v507i2.1417.
4. Said A. Ooda1.MD, Mohamed L. Asser1.MSc, et al. Distribution of colorectal polyps according to Paris and Vienna classification systems: a prospective cohort single center study. Senses and Sciences. 2023. 10 (2), 87-98, https://doi.org/10.14616/sands-2023-1-8798.
5. Phạm Bình Nguyên. Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại, nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
6. Thái Thị Hồng Nhung, Lương Thị Thúy Loan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp cắt đốt kết hợp kẹp clip ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. Số 40, 237-243. https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/827.
7. Iravani, S., Kashfi, S. M. H., Azimzadeh, P., & Lashkari, M. H.. Prevalence and Characteristics of Colorectal Polyps in Symptomatic and Asymptomatic Iranian Patients Undergoing Colonoscopy from 2009-2013. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2014. 15 (22), 9933-9937, https://doi.org/10.7314/APJCP.2014.15.22.9933.
8. Thanh Tùng Nguyễn, Việt Hằng Đào. Khảo sát polyp đại-trực tràng bằng phương pháp phóng đại BLI theo phân loại BASIC. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 512 (1), 271-275, https://doi.org/10.51298/vmj.v512i1.2250.
9. Tống Văn Lược. Kết quả cắt đốt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi mô mềm và xét nghiệm mô bệnh học. Luận văn tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2008.
10. Lê Minh Tuấn. Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại tràng và kết quả cắt polyp bằng nguồn cắt endoplasma. Luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2009.
11. Moss, A., Bourke, M. J., Williams, S. J., Hourigan, L. F., Brown, G., et al. Endoscopic mucosal resection outcomes and prediction of submucosal cancer from advanced colonic mucosal neoplasia. Gastroenterology. 2011. 140 (7), 1909-1918, https://doi.org/10.1053/j.gastro.2011.02.062.
12. Nusko, G., Mansmann, U., Altendorf-Hofmann, A., Groitl, H., et al. Risk of invasive carcinoma in colorectal adenomas assessed by size and site. International journal of colorectal disease. 1997. 12, 267-27, https://doi.org/10.1007/s003840050103.