ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN CÓ ĐIỂM TIẾP XÚC TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn có điểm tiếp xúc là rất cần thiết cho các Bác sĩ lâm sàng Tai Mũi Họng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn có điểm tiếp xúc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 73 bệnh nhân ≥18 tuổi, nghẹt mũi trên 3 tháng do dị hình vách ngăn có điểm tiếp xúc được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ từ tháng 6/2020-4/2022. Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp. Kết quả: Trung bình tổng điểm NOSE trước phẫu thuật (48,36), cải thiện sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p<0,001) tại thời điểm 1 tháng (8,90), 2 tháng (2,05) và 3 tháng (0,55). Sau phẫu thuật 3 tháng, 89% bệnh nhân không còn triệu chứng nghẹt mũi. Các triệu chứng nhức đầu, chảy mũi, hắt hơi và chảy máu mũi cải thiện rõ rệt. Rách niêm mạc vách ngăn 1 bên trong phẫu thuật chiếm 37% và có 1 trường hợp (1,4%) rách niêm mạc vách ngăn 2 bên. Không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng sau phẫu thuật như thủng vách ngăn, dính cuốn mũi hay mất khứu giác. Sau phẫu thuật 3 tháng, kết quả điều trị tốt đạt tỷ lệ 80,8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn có điểm tiếp xúc chủ yếu nhằm cải thiện thông khí và dẫn lưu mũi xoang. Phẫu thuật cho kết quả điều trị tốt và an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý thì bóc tách niêm mạc vách ngăn tại điểm tiếp xúc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dị hình vách ngăn, điểm tiếp xúc, phẫu thuật nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Quốc Dũng, Quách Thị Cần (2012), “Đánh giá kết quả phẫu thuật dị hình vách ngăn mũi bằng nội soi”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 80(3), tr.98-106.
3. Trần Minh Hạnh (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị dị hình vách ngăn mũi gây nghẹt mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ”, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Nguyễn Công Hoàng (2017), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 455(1), tr.184-187.
5. Nghiêm Đức Thuận, Chữ Thị Hồng Ninh (2012), “Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện 103”, Tạp chí Y Dược học quân sự, số 3, tr.85-88.
6. Nguyễn Triều Việt, Dương Hữu Nghị (2021), Giáo trình Tai Mũi Họng tập I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 162-183.
7. Becker D. G. (2003), “Septoplasty and turbinate surgery”, Aesthetic Surgery Journal, 23(5), pp. 393-403.
8. Dell'Aversana Orabona G., Romano A., Abbate V., et al. (2018), “Effectiveness of endoscopic septoplasty in different types of nasal septal deformities: our experience with NOSE evaluation”, ACTA Otorhinolaryngologica Italica, 38(4), pp. 323-330.
9. Hong-Ryul Jin (2007), “New description method and classification system for septal deviation”, Journal of Rhinology, 14(1), pp. 27-31.
10. Kahveci O. K., Miman M. C., Yucel A., et al. (2012), “The efficiency of Nose Obstruction Symptom Evaluation (NOSE) scale on patients with nasal septal deviation”, Auris Nasus Larynx, 39(3), pp. 275-279.
11. Klimek L., Bergmann K. C., Biedermann T., et al. (2017), “Visual analogue scales (VAS): Measuring instruments for the documentation of symptoms and therapy monitoring in cases of allergic rhinitis in everyday health care”, Allergo Journal International, 26(1), pp. 16-24.
12. Stewart M. G., Witsell D. L., Smith T. L., et al. (2004), “Development and validation of the Nasal Obstruction Symptom Evaluation (NOSE) scale”, Otolaryngology–Head and Neck Surgery, 130(2), pp. 157-163.