XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN TRÊN GEN PINK1 VÀ GEN PRKN Ở BỆNH NHÂN PARKINSON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp ở người cao tuổi, chỉ sau Alzheimer. Bệnh là do ở phần đặc chất đen có hiện tượng thoái hóa chọn lọc của các tế bào dopaminergic, hậu quả là giảm hàm lượng dopamin, ảnh hưởng sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh cho quá trình co cơ. Các kỹ thuật sinh học phân tử đã chứng minh yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong tiến trình của bệnh Parkinson. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đột biến trên gen PINK1 và gen PRKN ở bệnh nhân Parkinson bằng phương pháp giải trình tự gen Sanger. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não Hội Parkinson Vương quốc Anh. Kỹ thuật giải trình tự gen được sử dụng để xác định đột biến trên gen PINK1 và gen PRKN. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân Parkinson có đột biến trên gen PINK1 và gen PRKN chiếm 13,33% (4/30 bệnh nhân), với 3 dạng đột biến được ghi nhận, các đột biến đều là đột biến thay thế nucleotid và ở dạng dị hợp tử. Kết luận: Tỷ lệ đột biến gen PINK1 chiếm 3,33%, đột biến gen PRKN chiếm 10,0%, các dạng đột biến được ghi nhận là c.1010G>A(p.Cys337Tyr), c.823C>T(p.Arg275Trp) trên gen PRKN và c.1273C>T(p.Pro425Ser) trên gen PINK1. Trong đó, đột biến c.1010G>A(p.Cys337Tyr) trên gen PRKN có khả năng gây bệnh cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Parkinson, đột biến gen, PINK1, PRKN
Tài liệu tham khảo
2. Fahn S, Sulzer D. Neurodegeneration and Neuroprotection in Parkinson Disease. NeuroRX. 2004. 1(1), 139-154. doi:10.1602/neurorx.1.1.139.
3. Deng H, Wang P, Jankovic J. The genetics of Parkinson disease. Ageing Res Rev. 2018. 42, 72-85. doi:10.1016/j.arr.2017.12.007.
4. Fleming SM. Mechanisms of Gene-Environment Interactions in Parkinson’s Disease. Curr Environ Health Rep. 2017. 4(2), 192-199. doi:10.1007/s40572-017-0143-2.
5. Quinn PMJ, Moreira PI, Ambrósio AF, Alves CH. PINK1/PARKIN signalling in neurodegeneration and neuroinflammation. Acta Neuropathol Commun. 2020. 8(1), 189. doi:10.1186/s40478-020-01062-w.
6. Klein C, Djarmati A, Hedrich K, et al. PINK1, Parkin, and DJ-1 mutations in Italian patients with early-onset parkinsonism. Eur J Hum Genet EJHG. 2005. 13(9), 1086-1093. doi:10.1038/sj.ejhg.5201455.
7. Klein MO, Battagello DS, Cardoso AR, Hauser DN, Bittencourt JC, Correa RG. Dopamine: Functions, Signaling, and Association with Neurological Diseases. Cell Mol Neurobiol. 2019. 39(1), 31-59. doi:10.1007/s10571-018-0632-3.
8. Kann M, Jacobs H, Mohrmann K, et al. Role of parkin mutations in 111 community-based patients with early-onset parkinsonism. Ann Neurol. 2002. 51(5), 621-625. doi:10.1002/ana.10179.
9. Sun M, Latourelle JC, Wooten GF, et al. Influence of heterozygosity for parkin mutation on onset age in familial Parkinson disease: the GenePD study. Arch Neurol. 2006. 63(6), 826-832. doi:10.1001/archneur.63.6.826.
10. Valente EM, Abou-Sleiman PM, Caputo V, et al. Hereditary early-onset Parkinson’s disease caused by mutations in PINK1. Science. 2004. 304(5674), 1158-1160. doi:10.1126/science.1096284.
11. Schulte C, Gasser T. Genetic basis of Parkinson’s disease: inheritance, penetrance, and expression. Appl Clin Genet. 2011. 4, 67-80. doi:10.2147/TACG.S11639.
12. Ton ND, Thuan ND, Thuong MTH, et al. Rare and novel variants of PRKN and PINK1 genes in Vietnamese patients with early-onset Parkinson’s disease. Mol Genet Genomic Med. 2020. 8(10), e1463. doi:10.1002/mgg3.1463.
13. Venselaar H, te Beek TA, Kuipers RK, Hekkelman ML, Vriend G. Protein structure analysis of mutations causing inheritable diseases. An e-Science approach with life scientist friendly interfaces. BMC Bioinformatics. 2010. 11(1), 548. doi:10.1186/1471-2105-11-548.