NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VỚI HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH Y KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023

Trang Hồng Khoa1,, Nguyễn Chiến Thắng1, Tô Minh Thiện1, Võ Minh Dung Ngân1, Võ Trần Phượng Tường 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thực tế lâm sàng, chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số đặc biệt quan trọng khi thăm khám, khảo sát sự liên quan giữa BMI với huyết áp là cần thiết nhằm đưa ra một chỉ số BMI trong giới hạn bình thường để phòng tránh mắc các bệnh lý sau này. Bên cạnh đó, sinh viên là đối tượng cần được quan tâm khi đề cập đến vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ, đặc biệt là sinh viên ngành Y khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả mối liên quan giữa BMI với huyết áp và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm 2 ngành Y khoa tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 310 sinh viên Y khoa năm 2 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Kết quả: Chỉ số BMI có mối liên hệ với huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) qua phương trình sau: HATT=71,41+1,8xBMI (R2=0,21, p<0,05), HATTr = 52,02 + 0,81xBMI (R2=0,09, p<0,05). Tỷ lệ sinh viên biết tác hại của việc không ăn trước khi tới trường là 96,13%, tỷ lệ sinh viên biết tác hại của việc không vận động thường xuyên chiếm 96,77%. Kết luận: BMI tăng có khả năng làm tăng huyết áp. Sinh viên có kiến thức, thái độ đúng về thực hành dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao, hầu hết sinh viên có kiến thức đúng về thực hành chế độ vận động nhưng thái độ đúng về thực hành chế độ vận động chiếm tỷ lệ chưa cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cossio-Bolaños M., Vidal-Espinoza R., de Campos F.C.C., et al. Establishing percentiles for blood pressure based on absolute height for children and adolescents. BMC Pediatr. 2021. 2126, https://doi.org/10.1186/s12887-020-02489-9.
2. Zhang Y.X., Wang S.R. Profiles of BMI and blood pressure in young adults categorized by their components of height. Blood Press Monit. 2020. 25(4), 206-211. https://doi.org/10.1097/MBP.0000000000000438.
3. Langenberg C., Hardy R., Kuh D., Wadsworth M.E. Influence of height, leg and trunk length on pulse pressure, systolic and diastolic blood pressure. J Hypertens. 2003. 21(3), 537-543.
4. Lý Huy Khanh, Lê Thanh Chiến, Đỗ Công Tâm, Nguyễn Thị Thu Vân,
Đôn Thị Thanh Thủy và cộng sự. Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạnh quận Tân Phú. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012. 15(4).
5. Trần Mỹ Nhung, Đông Nhật Dương và Lê Quỳnh Như Nguyễn. Kiến thức, thái độ, thực hành về thừa cân - béo phì của sinh viên Y đa khoa năm thứ ba Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2020”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 18. 2020, 45-53.
6. Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền. Thực trạng thừa cân – béo phì ở sinh viên mới nhập học đại học thăng long qua 3 năm học 2012-2014 và xác định một số yếu tố liên quan. Kỷ yếu Công trình khoa học 2015 Trường Đại học Thăng Long. 2014. 167-176.
7. Hoàng Thị Linh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Hòa, và Lê Thị Hương. Tình trạng Dinh dưỡng Và một số yếu tố Liên Quan của Sinh Viên Y 1 Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học 146. 2021. 192-197.
8. Nguyễn Thị Thu. Kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung cấp y tế Bắc Giang năm 2016. Trường Đại học Y Dược Hà Nội. 2017. 98.
9. Nguyễn Thị Hiếu, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Khánh Chi, Nguyễn Hải Yến, Bùi Thu Hằng. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của nữ sinh năm thứ nhất, Trường cao đẳng Y tế Hà Nội, năm 2015. Tạp chí Y học thực hành. 2016. 108.
10. M.Razan Elhssan, H.Eman Garnal and G.S.Somiya Mohamed. Nutrition knowledge attitude and practices among students of Ahfad university for wonmen. Indian J.Sci.Ret. 2013. 25-34.