Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính không phẫu thuật có hỗ trợ laser Diode (bước sóng 810 nm) tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị viêm nha chu mạn tính không phẫu thuật có hỗ trợ laser Diode (bước sóng 810nm) là phương pháp hiện đại, an toàn và có nhiều ưu điểm như: không cần cắt rạch, khâu, giảm đau, giảm chảy máu…vì thể nên được nhiều bệnh nhân (BN) chấp nhận điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân viêm nha chu mạn tính không phẫu thuật có hỗ trợ laser diode. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo loạt ca bệnh trên 20 bệnh nhân trên 18 tuổi, có túi nha chu ³4mm, được điều trị cạo vôi và xử lý bề mặt chân răng và chia thành 2 nhóm có và không có chiếu laser tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Độ sâu túi nha chu (PPD) và độ mất bám dính lâm sàng (CAL) đều giảm sau 01 tháng và 03 tháng ở cả 2 nhóm. PPD và CAL ở nhóm can thiệp giảm sau 01 tháng là 1,27±0,79mm và 1,32±0,85mm, sau 03 tháng là 1,92±0,8mm và 2,09±0,7mm. Mức giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm không can thiệp tại cả hai thời điểm (P < 0,001). Kết luận: Điều trị có hỗ trợ laser Diode (bước sóng 810nm) có hiệu quả tốt, phù hợp với khuynh hướng điều trị ngày nay, giảm phẫu thuật, giúp lành thương nhanh…
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm nha chu mạn tính, laser Diode, độ sâu túi nha chu, đđộ mất bám dính lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Thành (2015), Nha khoa cơ sở tập 3, Đại học Y Hà Nội, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.148-149.
3. Trần Lập Trí (2014), Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng nha chu và hút thuốc lá ở nam giới trên 35 tuổi tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu bằng phẫu thuật nạo túi tại Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Borgnakke W S (2016), Non-modifiable Risk Factors for Periodontitis and Diabetes, Current Oral Health Reports, 3 (3), pp.270-281.
6. Goldstep, Fay, Freedman G (2009), Diode lasers for periodontal treatment: the story so far, Oral health, 99 (12), pp.44.
7. Kinane, D. F., Stathopoulou, P. G., et al. (2017), Periodontal diseases, Nature Reviews Disease Primers, 3 (1), pp.1-14.
8. Martin-Cabezas R, Seelam N, Petit C, Agossa K, et al. (2016), Association between periodontitis and arterial hypertension: A systematic review and meta-analysis, Am Heart J, 180 pp.98-112.
9. Michaud D S, Fu Z, Shi J, Chung M (2017), Periodontal Disease, Tooth Loss, and Cancer Risk, Epidemiol Rev, 39 (1), pp.49-58.
10. Mistry, Abhishek, et al. (2016), Effect of Combined Therapy Using Diode Laser and Photodynamic Therapy on Levels of IL-17 in Gingival Crevicular Fluid in Patients With Chronic Periodontitis, J Lasers Med Sci, 7 (4), pp.250-255.
11. Nazir M A (2017), Prevalence of periodontal disease, its association with systemic diseases and prevention, Int J Health Sci (Qassim), 11 (2), pp.72-80.
12. Syam N, Syam N (2017), LANAP–A ray of hope in periodontal therapy, President’s Message, 7 (2), pp.54.
13. Singh NS, Chungkham S, Devi NR, Devi AN (2018), Evaluation of the Efficacy of Diode Laser as an Adjunct to Scaling and Root Planing in the Treatment of Chronic Periodontitis: A Clinical and Microbiological Study, Int J Prev Clin Dent Res, 5 (1), pp.25-29.