ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA BÀI THUỐC TOAN TÁO NHÂN THANG KẾT HỢP HÀO CHÂM ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ CAN THẬN ÂM HƯ TRÊN BỆNH NHÂN DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ

Dương Hoàng Nhơn1,2, Bùi Minh Sang1,3, Châu Nhị Vân1, Tạ Trung Nghĩa2, Võ Trọng Tuân4, Nguyễn Thị Hoài Trang1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ
3 Viện Y học cổ truyền Quân đội
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não là một biến chứng đáng kể của tai biến mạch máu não, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Y học cổ truyền có ít tác dụng phụ và đang được sử dụng ngày càng nhiều để điều trị mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của bài thuốc Toan táo nhân thang kết hợp hào châm điều trị mất ngủ thể Can Thận âm hư trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng điều trị mất ngủ trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não thể Can Thận âm hư tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2022-2024. Kết quả: Nghiên cứu đánh giá 64 bệnh nhân, kết quả cho thấy phương pháp châm cứu kết hợp với thuốc cho hiệu quả tốt hơn so với chỉ sử dụng phương pháp châm cứu đối với tổng thời gian ngủ (p<0,05). Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến điều trị bằng châm cứu và bài thuốc trong nghiên cứu. Kết luận: Bài thuốc Toan táo nhân thang kết hợp hào châm có hiệu quả trong mất ngủ thể Can Thận âm hư trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Lệ. Quá trình ức chế - giấc ngủ - quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. Sinh lý học Y khoa. Nhà xuất bản Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 627-635.
2. Bộ Y Tế. Mất ngủ. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp (Ban hành kèm theo Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Hà Nội. 2020. 150-152.
3. Bùi Quang Huy. Rối loạn giấc ngủ. Nhà xuất bản Y học. 2019.
4. Baylan S, Griffiths S, Grant N, Broomfield NM, Evans JJ et al. Incidence and prevalence of poststroke insomnia: A systematic review and meta-analysis. Sleep Med Rev. 2020. 49, 101222, doi:10.1016/j.smrv.2019.101222.
5. Pérez-Carbonell L, Bashir S. Narrative review of sleep and stroke. J Thorac Dis. 2020. 12 (Suppl 2), S176-S190, doi:10.21037/jtd-cus-2020-002.
6. Krystal AD, Prather AA, Ashbrook LH. The assessment and management of insomnia: an update. World Psychiatry. 2019. 18(3), 337-352, doi:10.1002/wps.20674.
7. Kim SH, Lim JH. Herbal medicine for post-stroke insomnia: A protocol for systematic review and meta-analysis. Medicine (Baltimore). 2021. 100(22), e26223, doi:10.1097/MD.0000000000026223.
8. Yang J. Acupuncture treatment for post-stroke insomnia: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Complement Ther Clin Pract. 2021. 44, 101396, doi:10.1016/j.ctcp.2021.101396.
9. Trịnh Thị Diệu Thường, Trần Thu Nga. Giáo trình giảng dạy đại học Bệnh học Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. 2021. 108-199.
10. 陈晓军, 方针, 陈利芳, 杨丹红, & 李霞. 针刺"不寐四穴"为主治疗中风后失眠临床疗效评价. 上海针灸杂志. 2012. 31(12), 3.
11. Trịnh Thị Diệu Thường, Nguyễn Văn Đàn. Giáo trình giảng dạy đại học Bệnh học và điều trị thần kinh kết hợp Đông Tây y. Nhà xuất bản Y học. 2021. 108-145.
12. Bộ môn Y học cổ truyền - Học viện quân y. Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền. NXB Quân đội nhân dân. 2011.
13. Trịnh Thị Diệu Thường. Châm cứu học 2. Nhà xuất bản Y học. 2019.
14. Nguyễn Mạnh Tuyền. Dược lý dược cổ truyền. Nhà xuất bản Y học. 2021.
15. Đỗ Đức Thuần, Đào Văn Hùng. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố lâm sàng liên quan với trầm cảm ở bệnh nhân nhồi máu não. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 530(1), doi:10.51298/vmj.v530i1.6578.
16. Võ Tuyết Ngân, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Ngọc Chi Lan, Trần Chúc Linh. Tổng quan tình hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 20222023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 534(1), doi:10.51298/vmj.v534i1.8110.
17. 李晓玲, 张庆梅, 任媛媛, 刘敏.酸枣仁汤配合针刺治疗失眠临床研究[J].现代中医药. 2022. 1(04), 155-158, doi:10.13424/j.cnki.mtcm.2022.04.031.