MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CO GIẬT DO SỐT PHỨC TẠP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Lê Văn Minh1, Lê Hoàng Mỷ1,, Nguyễn Minh Phương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Co giật do sốt là một trong những cấp cứu nhi khoa quan trọng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ có thể xuất hiện nhiều hơn một cơn co giật trong cùng một đợt sốt. Đánh giá ban đầu nên xác định đặc điểm lâm sàng của cơn co giật và các yếu tố liên quan đến co giật do sốt phức tạp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt và khảo sát một số yếu tố liên quan đến co giật do sốt phức tạp ở trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 207 trẻ co giật do sốt trong thời gian từ tháng 7/2022 đến 1/2024 tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Thân nhiệt lúc co giật ≥390C chiếm 57,5%, thời gian kéo dài cơn co giật <5 phút chiếm 50,2%, hình thái co giật chủ yếu là cơn toàn thể (98,6%), sau cơn co giật 99,5% trẻ tỉnh. Tỷ lệ co giật do sốt phức tạp 21,3%. So với nhóm trẻ co giật do sốt đơn giản, nhóm trẻ co giật do sốt phức tạp có tỷ lệ tiền sử gia đình co giật do sốt và sinh can thiệp cao hơn (p<0,05). Kết luận: Co giật do sốt đơn giản chiếm đa số, chủ yếu xuất hiện khi sốt cao ≥390C, cơn toàn thể dưới 5 phút và sau cơn trẻ tỉnh. Tiền sử gia đình co giật do sốt và sinh can thiệp là yếu tố liên quan đến co giật do sốt phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mikati M.A. Nelson’s Texbook of Pediatrics. Elsevier. 2020. 3086-3121.
2. American Academy of Pediatrics. Neurodiagnostic evaluation of the child with a simple febrile seizure. Pediatrics. 2011. 127(2), 389-394, doi: 10.1542/peds.2010-3318.
3. Sawires R., Buttery J., and Fahey M. A Review of Febrile Seizures: Recent Advances in Understanding of Febrile Seizure Pathophysiology and Commonly Implicated Viral Triggers. Frontiers in Pediatrics. 2022. 9, 1-8, doi: 10.3389/fped.2021.801321.
4. Aslan M. Evaluation of Patients Presenting With First Febrile Seizure. Cureus. 2021. 13(7), 151161, doi: 10.7759/cureus.16151.
5. Pokhrel R.P. Study of Febrile Seizure among Hospitalized Children of a Tertiary Centre of Nepal: A Descriptive Cross-sectional Study. J Nepal Med Assoc. 2021. 59(238), 526-530, doi: 10.31729/jnma.6092.
6. Bộ Y tế Việt Nam. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Nhà xuất bản Y học. 2015. 455-458.
7. Bùi Thu Phương. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Nhi khoa. 2022. 15(5), 96-101.
8. Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Bích Hoàng, Dương Quốc Trưởng, Nguyễn Thị Phượng và cộng sự. Đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 512(2), 137-141.
9. Kühne F., Neumann W.J., Hofmann P., Marques J., Kaindl A.M., et al. Assessment of myelination in infants and young children by T1 relaxation time measurements using the magnetization-prepared 2 rapid acquisition gradient echoes sequence. Pediatric Radiology. 2021. 51, 2058-2068, doi: https://doi.org/10.1007/s00247-021-05109-5.
10. Jain S., and Santhosh A. Febrile Seizures: Evidence for Evolution of an Operational Strategy from an Armed Forces Referral Hospital. Pediatric Health Med Ther. 2021. 12, 151-159, doi: https://doi.org/10.2147/PHMT.S294729.
11. Tarhani F., Nezami A., Heidari G., and Dalvand N. Factors associated with febrile seizures among children. Annals of Medicine and Surgery. 2022. 75, 1-6, doi: 10.1016/j.amsu.2022.103360.
12. Nguyễn Thị Uy, Hoàng Thị Huế, Ngô Anh Vinh và Lê Ngọc Duy. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng co giật ở trẻ từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi tại khoa Cấp cứu và Chống độc bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2023. 9, 75-85, doi: 10.56535/jmpm.v48i9.510.
13. Ngô Thị Thu Hương và Nguyễn Văn Sơn. Một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. TNU Journal of Science and Technology. 2021. 226(14), 291-296, doi: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5112.
14. Shankar P., and Mahamud S. Clinical, epidemiological and laboratory characteristics of children with febrile seizures. International Journal of Contemporary Pediatrics. 2020. 7(7), 1598-1605, doi: http://dx.doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20202624.
15. Han J.Y., and Han S.B. Pathogenetic and etiologic considerations of febrile seizures. Clin Exp Pediatr. 2023. 66, 46-53, doi: https://doi.org/10.3345/cep.2021.01039.