ĐÁNH GIÁ TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRONG LIỆU PHÁP DỊCH TRUYỀN TRONG ĐƠN VỊ HỒI SỨC TÍCH CỰC: TIẾP CẬN THỰC HÀNH

Nguyễn Thị Thanh Nhàn1,, Bùi Quang Nghĩa1, Trịnh Thị Tâm1, Hà Thị Thảo Mai1, Trương Thị Minh Khang1, Trần Công Lý1, Nguyễn Huỳnh Ái Uyên1, Ngô Chí Quang1, Phạm Nguyễn Kim Tuyền 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Truyền dịch hồi sức cho bệnh nhân suy tuần hoàn cấp nhằm mục đích tăng thể tích tâm thu và do đó cải thiện cung lượng tim để cung cấp oxy cho mô tốt hơn. Tuy nhiên, liệu pháp này không phải lúc nào hiệu quả vì khoảng một nửa số bệnh nhân không đáp ứng với dịch truyền. Việc đánh giá khả năng đáp ứng dịch truyền nhằm tránh nguy cơ quá tải cho bệnh nhân. Các thông số động nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch truyền là những yếu tố tiên đoán đầy triển vọng. Trong số này, siêu âm tim đo sự biến thiên theo chu kì hô hấp của đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC) rất dễ áp dụng đã được sử dụng trong đánh giá huyết động của bệnh nhân ở khoa Hồi sức tích cực (ICU). Bài báo này cập nhật việc đánh giá biến đổi trong chu kì hô hấp của IVC để dự đoán khả năng đáp ứng với dịch truyền trên bệnh nhân suy tuần hoàn ở ICU.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cecconi M, Aya HD (2014), “Central venous pressure cannot predict fluid-responsiveness”, Evid Based Med, 19(2), pp.63.
2. Cecconi M, Hofer C, Teboul JL, et al. (2015), “Fluid challenges in intensive care: the FENICE study - a global inception cohort study”, Intensive Care Med, 41(9), pp.1529-37.
3. Furtado S, Reis L (2019), “Inferior vena cava evaluation in fluid therapy decision making in intensive care: practical implications”, Rev Bras Ter Intensiva, 31(2), pp.240-247
4. Levitov A, Frankel HL, Blaivas M, Kirkpatrick AW, Su E, Evans D, et al. (2016). “Guidelines for the appropriate use of bedside general and cardiac ultrasonography in the evaluation of critically ill patients - Part II: Cardiac ultrasonography”, Crit Care Med, 44(6), pp.1206-27.
5. Ma Q, Shi X, Ji J, Chen L, Tian Y, Hao J, Li B (2022), “The diagnostic accuracy of inferior vena cava respiratory variation in predicting volume responsiveness in patients under different breathing status following abdominal surgery”, BMC Anesthesiol, 22(1), pp.63.
6. Miller A, Mandeville J (2016), “Predicting and measuring fluid responsiveness with echocardiography”, Echo Res Pract, 3(2), pp.G1-12.
7. Musikatavorn K, Plitawanon P, Lumlertgul S, et al. (2021), “Randomized Controlled Trial of Ultrasound-guided Fluid Resuscitation of Sepsis-Induced Hypoperfusion and Septic Shock”, West J Emerg Med, 22(2), pp.369-378.
8. Ogbu OC, Murphy DJ, Martin GS (2015), “How to avoid fluid overload”, Curr Opin Crit Care, 21(4), pp.315-21.
9. Orde S, Slama M, Hilton A, Yastrebov K, McLean A (2017), “Pearls and pitfalls in comprehensive critical care echocardiography”, Crit Care, 21(1), pp.279.
10. Yao B, Liu JY, Sun YB, Zhao YX, Li LD (2019), “The Value of the Inferior Vena Cava Area Distensibility Index and its Diameter Ratio for Predicting Fluid Responsiveness in Mechanically Ventilated Patients”, Shock, 52(1), pp.37-42.