ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG VỚI ĐIỆN CHÂM VÀ CHIẾU ĐÈN HỒNG NGOẠI TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TOẠ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau dây thần kinh hông to là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh lý về cơ xương khớp. Hiện nay, việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền bằng phương pháp châm cứu kết hợp chiếu tia hồng ngoại đã bổ sung một phương pháp mới trong điều trị bệnh lý này. Từ đó nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả giảm đau bằng phương pháp kết hợp bài thuốc độc hoạt ký sinh thang với điện châm và chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thần kinh tọa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm trong nhóm nghiên cứu và đánh giá kết quả giảm đau bằng phương pháp kết hợp bài thuốc độc hoạt ký sinh thang với điện châm và chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thần kinh tọa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, so sánh kết quả trước và sau điều trị, cỡ mẫu 30 bệnh nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán đau thần kinh tọa tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố Cần Thơ. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị bằng phương pháp kết hợp bài thuốc độc hoạt ký sinh thang với điện châm và chiếu đèn hồng ngoại trên bệnh nhân đau thần kinh tọa số bệnh nhân đạt kết quả tốt 80%, khá 17%, trung bình 3%, không có bệnh nhân nào có kết quả xếp loại kém. 100% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều không có tác dụng phụ khi dùng phương pháp điều trị kết hợp trên. Kết luận: Điện châm kết hợp chiếu đèn hồng ngoại và sử dụng bài thuốc độc hoạt ký sinh thang là phương pháp có hiệu quả trong điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điện châm, Hồng ngoại, Đau thần kinh tọa
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quý Châu. Bệnh học nội khoa tập 2. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 2020. 266-280.
3. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan. Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Nhà xuất bản Giáo dục việt Nam. 2019. 204-213.
4. Nguyễn Bá Thắng. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 2020. 158-161.
5. Trịnh Thị Diệu Thường. Bệnh học và điều trị thần kinh kết hợp đông tây y. Nhà xuất bản Y học Tp.Hồ Chí Minh. 2021. 146-175.
6. Huỳnh Huong Giang. Đánh giá hiẹu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cọt sống bằng điẹn cham kết hợp xoa bóp bấm huyẹt và bài thuốc đọc hoạt tang ký sinh. Tạp chí Y Duợc học - Truờng Đại học Y Du ợc Huế. 2020. 4(10). 105-111.
https://www.doi.org/10.34071/jmp.2020.4.14.
7. Trịnh Thị Diệu Thường. Châm cứu học ứng dụng. Nhà xuất bản Y học Tp.Hồ Chí Minh. 2019. 51-62.
8. Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương, Vũ Thị Bích Hạnh. Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 2019. 673-676.
9. Ngô Đại Dương, Huỳnh Thanh Hiền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và sự thay đổi chất lượng cuộc sống bằng thang điểm Oswestry ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng từ 40 tuổi nhập viện Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022- 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 61. 273-278. https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.672.
10. Nguyễn Văn Hưng. Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 9(4). 15-21. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2019.4.2.
11. Nguyễn Quang Tâm. Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau thần kinh tọa. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 9(1). 30-34. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2019.1.5.