ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC NIÊM MẠC DẠ DÀY Ở BỆNH NHI VIÊM, LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI

Nguyễn Trung Kiên1,, Trần Đức Long1, Nguyễn Hồng Phong1, Ông Huy Thanh2, Lê Thị Thuý Loan1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chẩn đoán viêm, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori cần dựa vào hình ảnh nội soi và xét nghiệm mô bệnh học mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày. Trong đó xét nghiệm mô bệnh học đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán tổn thương viêm và nhiễm H. pylori. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm H. pylori. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 110 bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm H. pylori tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 01/2021 - 01/2023. Chúng tôi tiến hành nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng, sinh thiết niêm mạc dạ dày làm xét nghiệm urease test và mô bệnh học chẩn đoán nhiễm H. pylori và tổn thương viêm trên mô bệnh học. Kết quả: Ở bệnh nhi nhiễm H. pylori, mật độ vi khuẩn H. pylori ít chiếm ưu thế 63,6%, vừa là 21,8% và nhiều là 14,5%. 100% bệnh nhi viêm, loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori có tổn thương viêm mạn tính trên mô bệnh học. Trong đó, viêm mạn tính hoạt động chiếm đa số 77,3%, viêm teo chiếm 14,5% và dị sản ruột chiếm 0,9%. Kết luận: Tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày thường gặp ở trẻ em là viêm mạn tính hoạt động; viêm teo và dị sản ruột ít gặp hơn. Có mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng, mật độ vi khuẩn vừa-nhiều và tổn thương viêm mạn tính hoạt động. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park Y.H. and Kim N. Review of Atrophic Gastritis and Intestinal Metaplasia as a Premalignant Lesion of Gastric Cancer. 2015. 20(1), 25–40, doi: 10.15430/JCP.2015.20.1.25.
2. Correa P. and Piazuelo M.B. The gastric precancerous cascade. Journal of Digestive Diseases. 2012. 13(1), 2–9, doi: 10.1111/j.1751-2980.2011.00550.x.
3. Tytgat GN. The Sydney System: endoscopic division. Endoscopic appearances in gastritis/duodenitis. Journal of gastroenterology and hepatology. May-Jun 1991;6(3):223-34. doi:10.1111/j.1440-1746.1991.tb01469.
4. Dixon MF, Genta RM, Yardley JH, Correa, P. Classification and grading of gastritis. The updated Sydney System. International Workshop on the Histopathology of Gastritis, Houston 1994. The American journal of surgical pathology. Oct 1996;20(10):1161-81. doi:10.1097/00000478-199610000-00001.
5. Tăng Lê Châu Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Trọng Trí, Võ Hoàng
Khoa và cộng sự. Đặc điểm đề kháng kháng sinh và đáp ứng điều trị trên trẻ viêm dạ dày do Helicobacter Pylori. Y học Thành phố Hồ Chí minh. 2018.
6. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Việt Hà. Đặc điểm lâm sàng theo tổn thương mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em tại bệnh viện sản nhi nghệ an. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v529i1.6278.
7. Abbas M., Sharif F. A., Osman S. M. & M., O. A. Prevalence and associated symptoms of
Helicobacter pylori infection among schoolchildren in Kassala State, East of Sudan.
Interdisciplinary perspectives on Infectious Diseases. 2018. 1-5, doi: 10.1155/2018/4325752.
8. Miyata, E. & Kudo, T. Eradication therapy for Helicobacter pylori infection based on the antimicrobial susceptibility test in children: A single-center study over 12 years. 2021. 26(1), e12764, https://doi.org/10.1111/hel.12764.
9. Trần Đức Long, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Cúc. Tình hình nhiễm Helicobacter pylori, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19. 1-8.
10. Shah, S. C., Iyer, P. G. & Moss S. F. AGA Clinical Practice Update on the Management of Refractory Helicobacter pylori Infection: Expert Review, Gastroenterology. 2021. 160(5), 1831-1841, https://doi.org/10.1053/j.gastro.2020.11.059.
11. Nguyễn Thị Út. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả một số phác đồ điều trị viêm, loét dạ dàytá tràng do Helicobacter pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 2016.
12. Đặng Thúy Hà, Phan Thị Ngọc Lan, Trần Thị Thanh Huyền, Trần Thị Thu Hiền, Phan Quốc Hoàn và cộng sự. Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị. Khoa học và công nghệ Việt Nam. 2019. 61(11), 52-65.
13. Bùi Chí Nam, Vũ Văn Khiên, Phan Quốc Hoàn, Dương Xuân Nhương, Đào Trường Giang và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen cagA, VacA của vi khuẩn Helicobacter pylori và đặc điểm tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn tính của người dân tộc thiểu số Việt Nam. Tạp chí Y dược học quân sự. 2020. 1, 32-39.
14. Nguyễn Văn Ngoan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm dạ dày mạn tính do nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em. Đại học Y Hà Nội. 2004. 121.
15. Nguyễn Hồng Thuý. Bước đầu nhận xét sự nhiễm Helicobacter pylori trong viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em. Đại học Y Hà Nội. 1997. 6.
16. Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Bá Vượng, Đinh Thị Phương Liên, Nguyễn Văn Luân, Lê Thị Thúy Loan. Đặc điểm mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 522(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v522i1.4225.
17. Khulusi S., Mendall M.A., Patel P. et al. Helicobacter pylori infection density and gastric inflammation in duodenal ulcer and non-ulcer subjects. Gut. 1995. 37(3), 319–324, doi:
10.1136/gut.37.3.319.