KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TEO ÂM ĐẠO Ở TRẺ EM

Nguyễn Tài Ân1,, Nguyễn Thị Trúc Linh2, Vũ Đức Duy2, Phạm Quốc Tùng2, Hồ Trung Cường3, Trần Thị Phượng2, Lê Văn Giàu2, Phạm Nguyễn Hiền Nhân2, Trần Đại Phú3, Lê Thanh Hùng3
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Teo âm đạo là dị tật gây tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh hiếm gặp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị teo âm đạo ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp bệnh với 35 trẻ nữ được phẫu thuật điều trị teo âm đạo tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ 01/01/2012 đến 01/6/2022. Kết quả: Có 35 bệnh nhi nữ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, tuổi trung bình 12,5±1,5 năm. Triệu chứng đau bụng là lí do chính khiến các bệnh nhi đến bệnh viện. Khi thăm khám, triệu chứng quan trọng là không có lỗ âm đạo, chiếm tỉ lệ 94,3% và 80% bệnh nhi đến khám đã phát triển cơ quan sinh dục thứ phát. Tất cả các bệnh nhi đều được đánh giá 2 buồng trứng bình thường về mặt hình thể trên siêu âm và cộng hưởng từ. Khoảng cách âm đạo teo đo được trên cộng hưởng từ trung bình là 26,4±13,5mm. Phương pháp phẫu thuật là 100% hạ âm đạo xuống tiền đình. Có 88,6% các trường hợp sau mổ lần đầu hết triệu chứng. Kết luận: Phẫu thuật hạ âm đạo xuống tiền đình là phương pháp tiếp cận an toàn đối với dị dạng teo âm đạo.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ugur M.G., Balat O., Ozturk E., Bekerecioglu M., Dikensoy E. Pitfalls in diagnosis and management of distal vaginal agenesis: 10-year experience at a single centre. Eur J Obstet Gynecol. 2012. 163(1), 85-90. doi:10.1016/j.ejogrb.2012.03.024.
2. Poljak D., Hoefgen H., Merritt D. Distal Vaginal Atresia. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2020. 33, 235-236. doi:10.1016/j.jpag.2020.01.056.
3. Laufer M.R. Congenital anomalies of the hymen and vagina. UpToDate. Updated March 3, 2020. Accessed April 6, 2021, https://www.uptodate.com/contents/congenital-anomalies-ofthe-hymen-and-vagina.
4. Laufer M.R. Abnormalities of the Female Genital Tract. Pediatric Surgery (Seventh Edition). Mosby. 2012. 1591-1609.
5. Zhu L., Wong F., Lang J. Atlas of surgical correction of female genital malformation. Springer. 2015. 85-205.
6. Hillard P.J.A. Pediatric and Adolescent Gynecology Is Care for the Underserved. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2021. 34(2),109-111. doi:https://doi.org/10.1016/j.jpag.2021.01.017.
7. Zhang M., Zhang M.X., Li G.L., Xu C.J. Congenital vaginal atresia: A report of 39 cases in a regional Obstetrics and Gynecology Hospital. J Huazhong Univ Sci Technol. 2017. 37(6), 928932. doi:10.1007/s11596-017-1829-2.
8. Dural O., Ugurlucan F.G., Yasa C., et al. A Case of Distal Vaginal Agenesis Presenting with Recurrent Urinary Tract Infection and Pyuria in a Prepubertal Girl. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2017. 30(1), e7-e10. doi:10.1016/j.jpag.2016.08.007.
9. Zhang H., Qu H., Ning G., et al. MRI in the evaluation of obstructive reproductive tract anomalies in paediatric patients. Clinical radiology. 2017. 72(7), 612.e7-612.e15. doi:10.1016/j.crad.2017.02.002.
10. Xu S., Zhang J., Wang S., et al. MRI features and differential diagnoses of congenital vaginal atresia. Gynecol endocrinol : the official journal of the International Society of Gynecological Endocrinology. 2019. 35(9), 777-781. doi:10.1080/09513590.2019.1588875.
11. Gynecologists AcoOa. Management of acute obstructive uterovaginal anomalies. Accessed April 04, 2021. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committeeopinion/articles/2019/06/management-of-acute-obstructive-uterovaginal-anomalies.
12. Mansouri R., Dietrich J.E. Postoperative Course and Complications after Pull-through Vaginoplasty for Distal Vaginal Atresia. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2015. 28(6), 433-6. doi:10.1016/j.jpag.2014.12.007.
13. Lê Thanh Hùng, Trần Đại Phú. Bất sản âm đạo. Phác đồ điều trị nhi khoa 2020. Bệnh viện Nhi Đồng 1. 2020. 93-94.
14. Van B.C., Willemsen W. Treatment of patients with a congenital transversal vaginal septum or a partial aplasia of the vagina. The vaginal pull-through versus the push-through technique. J Pediatr Adolesc Gynecol. 2009. 22(3), 157-61. doi:10.1016/j.jpag.2008.02.008.