KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM 12 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI SUY DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu là dấu hiệu của tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe kém, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và kỹ năng thần kinh vận động ở trẻ em. Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, vì đây là dạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, cao trong nhóm trẻ suy dinh dưỡng và được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu y học trong và ngoài nước. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi suy dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 293 trẻ từ 12 tháng tuổi - 5 tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng đến khám tại khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng được lấy 3ml máu để định lượng hàm lượng Hb, Ferritin và sắt huyết thanh. Thiếu máu thiếu sắt khi Hb < 110 g/L, Ferritin < 12 ng/ml, sắt huyết thanh < 9 μmol/L. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ là 24,2%. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt của trẻ như: tẩy giun định kỳ, bổ sung vitamin, trẻ có bà mẹ không biết các loại thực phẩm bổ máu (p < 0,05). Kết luận: Trẻ nhóm tuổi 13 -24 tháng tuổi: thiếu máu, thiếu sắt và tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao. Cần tiến hành các can thiệp dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt và tình trạng dinh dưỡng của đối tượng này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu thiếu sắt, trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo

2. Tuấn T.X., Sơn N.V. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân từ 2 tháng đến 60 tháng tại Bệnh viện A Thái Nguyên. TNU Journal of Science and Technology. 2022.227(14), 22-27. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6268.


3. Hoang N.T.D., Orellana L., Le T.D., Gibson R.S., Worsley A., et al. Anaemia and Its Relation to Demographic, Socio-economic and Anthropometric Factors in Rural Primary School Children in Hai Phong City, Vietnam. Nutrients. 2019.11(7), 1478. https://doi.org/10.3390/nu11071478.


4. Thakur N., Chandra J., Pemde H., Singh V. Anemia in severe acute malnutrition. Nutrition (Burbank, Los Angeles County, Calif). 2014.30(4), 440-442. https://doi.org/10.1016/j.nut.2013.09.011.


5. World Health Organization. Iron Deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control: A Guide for Programme Managers. 2011.

6. World Health Organization. Anaemia in Women and Children: WHO Global Anaemia Estimates, 2021 Edition.2021.

7. Hoàng P.T., Phương N.T.L., Nga T.T., Tuyên L.D., Dũng N.Q. thực trạng nhẹ cân, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2019.15(4), 1-10.

8. Plessow R., Arora N.K., Brunner B., Tzogiou C., Eichler K., et al. Social Costs of Iron Deficiency Anemia in 6–59-Month-Old Children in India. PLoS ONE. 2015.10(8), e0136581. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0136581.


9. Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Vũ Văn Quang. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Published online 2021.

10. Arya A.K., Kumar P., Midha T., Singh M. Hematological profile of children with severe acute malnutrition: a tertiary care centre experience. International Journal of Contemporary Pediatrics. 2017.4(5), 1577-1580. https://doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20173072.


11. Abidoye R., Sikabofori. A study of prevalence of protein energy malnutrition among 0-5 years in rural Benue State, Nigeria. Nutrition and health. 2000.13, 235-247.

12. Bauleni A., Tiruneh F.N., Mwenyenkulu T.E., Nkoka O., Chirwa G.C., et al. Effects of deworming medication on anaemia among children aged 6–59 months in sub-Saharan Africa. Parasites & Vectors. 2022.15(1), 7. https://doi.org/10.1186/s13071-021-05123-4.


13. Mantadakis E., Chatzimichael E., Zikidou P. Iron Deficiency Anemia in Children Residing in High and Low-Income Countries: Risk Factors, Prevention, Diagnosis and Therapy. Mediterranean Journal of Hematology and Infectious Diseases. 2020.12(1), e2020041. https://doi.org/10.4084/MJHID.2020.041.


14. Gujo A.B., Kare A.P. Prevalence of Intestinal Parasite Infection and its Association with Anemia among Children Aged 6 to 59 Months in Sidama National Regional State, Southern Ethiopia. Clinical Medicine Insights Pediatrics. 2021.15, 11795565211029259. https://doi.org/10.1177/11795565211029259.


15. Getawa S., Getaneh Z., Melku M. Hematological Abnormalities and Associated Factors Among Undernourished Under-Five Children Attending University of Gondar Specialized Referral Hospital, Northwest Ethiopia. Journal of Blood Medicine. 2020.11, 465-478.

https://doi.org/10.2147/JBM.S284572.


