KHẢO SÁT TỶ LỆ MẤT NGỦ Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mất ngủ sau đột quỵ (PSI: Post-stroke insomnia) là một biến chứng phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ. Khảo sát tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ là tiền đề để các cơ sở y tế và gia đình có những biện pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích với đối tượng là 260 bệnh nhân sau đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ từ 11/2022 - 11/2023. Kết quả: Trong nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân sau đột quỵ chiếm 39,6% trong tổng số 260 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh đi kèm Đái tháo đường có nguy cơ mất ngủ (51,5%) cao hơn nhóm bệnh nhân không có bệnh đi kèm Đái tháo đường (35,6%) với tỷ số chênh là 1,925 (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân mất ngủ sau đột quỵ chiếm tỉ lệ 39,6%, có mối liên quan giữa mất ngủ sau đột quỵ và bệnh đi kèm Đái tháo đường (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mất ngủ sau đột quỵ, PSI, PSQI
Tài liệu tham khảo
2. Baylan, S., Griffiths, S., Grant, N., Broomfield, N. M., Evans, J. J., & Gardani, M. Incidence and prevalence of post-stroke insomnia: A systematic review and meta-analysis. Sleep medicine reviews. 2020. 49, 101–222, https://doi.org/10.1016/j.smrv.2019.101222.
3. Tổ chức Y tế thế giới. Bảng phân loại quốc tế về thống kê bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, phiên bản lần thứ 10. 2014. 134-136.
4. 吴勉华,王新月,中医内科学,中国中医药出版社. 2017. 149-154.
5. Tô Minh Ngọc. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh. 2015. 18(6), 664-668.
6. Hà, Q. B., & Dương, P. L. Nghiên tình hình đột quỵ não, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp quản lý điều trị ở bệnh nhân đột quy thiếu máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh sóc trăng năm 2020 – 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 41, 89-95.
7. Khazaei, S., Ayubi, E., Khazaei, M., Khazaei, M., & Afrookhteh, G. Sleep Quality and Related Determinants among Stroke Patients: A Cross-Sectional Study. Iranian journal of psychiatry. 2022. 17(1), 84–90. https://doi.org/10.18502/ijps.v17i1.8052.
8. Nguyễn, T. H. H., & Lương, . T. Điền. Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ não cấp tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2020 – 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 41, 175-183. 9. Bộ Y tế, Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não. Số 5331/QĐ-BYT ngày 23/12/2020.
10. Karaca B. Factors Affecting Poststroke Sleep Disorders. J Stroke Cerebrovasc Dis. 2016. 25(3), 727-732, doi:10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2015.11.015.
11. Ho LYW, Lai CKY, Ng SSM. Contribution of sleep quality to fatigue following a stroke: a cross-sectional study. BMC Neurol. 2021. 21(1), 151, doi:10.1186/s12883-021-02174-z.
12. Yang PY, Ho KH, Chen HC, Chien MY. Exercise training improves sleep quality in middleaged and older adults with sleep problems: a systematic review. J Physiother. 2012. 58(3), 157163, doi:10.1016/S1836-9553(12)70106-6.
13. Wells, Rachel D. MA; Day, Ryan C. PhD; Carney, Robert M. PhD; Freedland, Kenneth E. PhD; Duntley, Stephen P. MD. Depression Predicts Self-reported Sleep Quality in Patients With Obstructive Sleep Apnea. Psychosomatic Medicine. 2004. 66(5), 692-697, DOI: 10.1097/01.psy.0000140002.84288.e1.
14. Xiaolin Gu MM. Risk factors of sleep disorder after stroke: a meta-analysis. Top Stroke Rehabil. 2017. 24(1), 34-40, doi:10.1080/10749357.2016.1188474.
15. Surani S., Brito, Surani A. Effect of diabetes mellitus on sleep quality. World J Diabetes. 2015. 6(6), 868-873.