NGHIÊN CỨU TƯ THẾ CỦA RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM TRÊN PHIM TOÀN CẢNH VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Răng khôn hàm dưới lệch ngầm là tình trạng rất phổ biến, có liên quan đến nhiều bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Phim toàn cảnh là công cụ chẩn đoán hình ảnh phổ biến, đặc biệt hữu ích cho khảo sát vùng răng khôn hàm dưới. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các tư thế của răng khôn hàm dưới lệch ngầm trên phim toàn cảnh và tỉ lệ các bệnh lý liên quan trên cả lâm sàng và phim toàn cảnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 174 răng khôn hàm dưới mọc ngầm được phân loại theo Pell và Gregory và Winter cải tiến. Các bệnh lý liên quan được đánh giá trên lâm sàng và phim toàn cảnh của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỉ lệ nam và nữ lần lượt là 39,7% và 60,3%. Khoảng rộng xương loại II chiếm tỉ lệ cao nhất (62,6%). Độ sâu thường gặp nhất là độ sâu A (49,4%). Góc độ nghiêng gần được ghi nhận nhiều nhất (41,4%). Trên lâm sàng, bệnh lý thường gặp nhất là sâu mặt xa răng cối lớn thứ hai (19,5%), trong khi tình trạng tiêu xương mặt xa răng cối lớn thứ hai được ghi nhận nhiều nhất trên phim toàn cảnh (66,1%). Kết luận: Răng khôn hàm dưới lệch ngầm xuất hiện với nhiều tư thế và góc độ khác nhau, liên quan đến một loạt các bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Khám lâm sàng kết hợp với đánh giá trên phim toàn cảnh cung cấp cho bác sĩ răng hàm mặt những thông tin cần thiết để chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và dự phòng những bệnh lý liên quan đến răng khôn hàm dưới lệch ngầm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
răng ngầm, răng khôn, phân loại, phim toàn cảnh, bệnh lý
Tài liệu tham khảo
2. Santos K.K., Lages F.S., Maciel C.A.B., et al. Prevalence of Mandibular Third Molars According to the Pell & Gregory and Winter Classifications. J Maxillofac Oral Surg. 2022. 21 (2), 627-633, doi: 10.1007/s12663-020-01473-1.
3. Mukherji A., Singh M.P., Nahar P., et al. Predicting pathology in impacted mandibular third molars. Journal of Indian Academy of Oral Medicine and Radiology. 2017. 29(1), 20-24, doi: 10.4103/jiaomr.JIAOMR_83_16.
4. Glenn J.P., Gregory G.T. Impacted mandibular third molars: classification and modified technique for removal. The Dental Digest. 1933. 39(9), 330-338.
5. Shiller W.R. Positional changes in mesio-angular impacted mandibular third molars during a year. J Am Dent Assoc. 1979. 99(3), 460-464, doi: 10.14219/jada.archive.1979.0295.
6. Quek S.L., Tay C.K., Tay K.H., Toh S.L., Lim K.C. Pattern of third molar impaction in a Singapore Chinese population: a retrospective radiographic survey. Int J Oral Maxillofac Surg. 2003. 32(5), 548-552, doi: 10.1054/ijom.2003.0413.
7. Ali D. Risk factors of complications subsequent third molar extractions: A prospective cohort study. Brazilian Dental Science. 2021. 24(4), doi: 10.14295/bds.2021.v24i4.2759.
8. Gupta S., Bhowate R.R., Nigam N., Saxena S. Evaluation of impacted mandibular third molars by panoramic radiography. ISRN Dent. 2011. 2011 406714, doi: 10.5402/2011/406714.
9. Haddad Z., Khorasani M., Bakhshi M., Tofangchiha M., Shalli Z. Radiographic Position of Impacted Mandibular Third Molars and Their Association with Pathological Conditions. Int J Dent. 2021. 2021 8841297, doi: 10.1155/2021/8841297.
10. Kumar V.R., Yadav P., Kahsu E., Girkar F., Chakraborty R. Prevalence and Pattern of Mandibular Third Molar Impaction in Eritrean Population: A Retrospective Study. J Contemp Dent Pract. 2017. 18(2), 100-106, doi: 10.5005/jp-journals-10024-1998.
11. Isomura E.T., Kurushima Y., Kobashi H., Enoki K., Yamashita M., et al. Factors Influencing the Localization of Mandibular Third Molars in Twins. J Oral Maxillofac Surg. 2020. 78(8), 1279-1287, doi: 10.1016/j.joms.2020.03.021.
12. Jacques E., Ebogo M., Eng Y.-C., Donald N., Odile Z. Radiographic Evaluation of Impacted Third Mandibular Molar According to the Classification of Winter, Pell and Gregory in a Sample of Cameroonian Population. Ethiopian Journal of Health Sciences. 2023. 33 (5), 851-858, doi: 10.4314/ejhs.v33i5.15.
13. Mehdizadeh M., Haghanifar S., Seyedmajidi M., Bijani A., Soufizadeh R. Radiographic Evaluation of Impacted Third Molars and Their Complications in a Group of Iranian Population. Journal of Research and Practice in Dentistry. 2014. 2014 1-11, doi: 10.5171/2014.486120.
14. Enabulele J.E., Obuekwe O.N. Prevalence of caries and cervical resorption on adjacent second molar associated with impacted third molar. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology. 2017. 29(4), 301-305, doi: 10.1016/j.ajoms.2017.01.002.