NGUY CƠ TÉ NGÃ CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2023

Nguyễn Hồng Bảo1,, Nguyễn Thị Huyền Trân1, Nguyễn Thị Yến Nhi1, Nguyễn Bùi Anh Thư1, Ngô Hoàng Long1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Té ngã ở người cao tuổi là một trong những vấn đề chung và quan trọng, đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích ở người cao tuổi và gây ra dự hậu về sau. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ nguy cơ té ngã của người cao tuổi bằng thang điểm Johns Hopkins và các yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ té ngã. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 98 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu có tỷ lệ nguy cơ té ngã cao chiếm 28,6% và nguy cơ té ngã thấp chiếm 71,4%. Nguy cơ té ngã ở nhóm 60-69 tuổi cao nhất chiếm 44,9%. Nguy cơ té ngã có liên quan với tiền sử té ngã (1 lần trong vòng 6 tháng), sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu (với p<0,05). Kết luận: Nguy cơ té ngã ở bệnh nhân cao tuổi khá cao, cần lập ra kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp với nguy cơ té ngã và các yếu tố liên quan để nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng các biến cố bất lợi cho bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Falls. 2021. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls.
2. WHO. WHO Global Report on Falls Prevention in Older Age. 2007.
3. Bộ Y tế. Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thư Viện Pháp Luật. 2018.
4. Poe SS, Cvach M, Dawson PB, Straus H, Hill EE. The Johns Hopkins fall risk assessment tool: Post Implementation evaluation. Journal of nursing care quality. 2007. 22(4), 293-298, doi: 10.1097/01.NCQ.0000290408.74027.39.
5. Vũ Ngô Thanh Huyền, Trần Thuỵ Khánh Linh, Faye Hummel. Nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019. 23(5), 133-139.
6. Martinez MC, Iwamoto VE, Latorre MRDO, Simoes AMN, Oliveira APS, et al. Validity and reliability of the Brazilian version of the Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool to assess the risk of falls. Revista Brasileira de Epidemiologia. 2019. 22, e190037, doi: 10.1590/1980-549720190037.
7. Damoiseaux-Volman, Schoor NM, Medlock S, Romijn JA, Velde N, et al. External validation of the Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool in older Dutch hospitalized patients. European geriatric medicine. 2023. 14(1), 69-77, doi: 10.1007/s41999-022-00719-0.
8. Gottschalk S, König HH, Schwenk M, Jansen CP, Nerz C, et al. Mediating factors on the association between fear of falling and health-related quality of life in community-dwelling German older people: a cross-sectional study. BMC geriatrics. 2020. 20(1), 1-11, doi: 10.1186/s12877-020-01802-6.
9. Ellmers TJ, Kal EC, Richardson JK, Young WR. Short-latency inhibition mitigates the relationship between conscious movement processing and overly cautious gait. Age and ageing. 2021. 50(3), 830-837, doi: 10.1093/ageing/afaa230.
10. Mata L, Azevedo C, Policarpo AG, Moraes JT. Factors associated with the risk of fall in adults in the postoperative period: a cross-sectional study. Rev Lat Am Enfermagem. 2017. 25, e2904, doi: 10.1590/1518-8345.1775.2904.
11. Falcao RMM, Costa K, Fernandes M, Pontes MLF, Vasconcelos JMB, et al. Risk of falls in hospitalized elderly people. Rev Gaucha Enferm. 2019. 40(spe), e20180266, doi: 10.1590/19831447.2019.20180266.