NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SA BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ BẰNG PHẪU THUẬT ĐẶT GIÁ ĐỠ NÂNG BÀNG QUANG QUA LỖ BỊT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Lâm Thế Vinh1,, Trần Huỳnh Tuấn1, Đàm Văn Cương2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sa bàng quang là tình trạng xảy ra khi các cơ thành trước âm đạo suy yếu và không đủ khả năng giữ cho các tạng vùng chậu ở đúng vị trí, khi đó bàng quang sa theo thành trước âm đạo. Sa bàng quang thường ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khi đó cần phải can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sa bàng quang bằng phẫu thuật đặt giá đỡ nâng bàng quang qua lỗ bịt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 46 bệnh nhân nữ sa bàng quang độ II trở lên theo thang điểm POP-Q, được phẫu thuật đặt giá đỡ nâng bàng quang qua lỗ bịt tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 01/2020 đến 12/2021. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 46 bệnh nhân, tuổi trung bình 65,5±8,7 (38-82), đa số bệnh nhân đều mãn kinh 95,7%, số lần sinh con 3-4 lần chiếm tỉ lệ cao nhất (65,2%), 100% bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới. Thời gian trung bình của phẫu thuật là 49,1± 6,5  phút (35-60). Kết quả điều trị tốt đạt 100%. Không ghi nhận tai biến trong mổ và sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật đặt giá đỡ bàng quang qua lỗ bịt điều trị sa bàng quang là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật mổ đơn giản, ít xâm hại, hiệu quả cao và ít biến chứng. Trong 46 trường hợp nghiên cứu không có trường hợp nào gặp biến chứng trong mổ và sau mổ, tỉ lệ thành công bước đầu theo đánh giá là 100% tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện và đánh giá lại với thời gian dài và số liệu lớn hơn.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Ân (2011), “Điều trị sa bàng quang mức độ nặng bằng mãnh ghép dưới bàng quang xuyên lỗ bịt”, Tạp chí Y học Thực hành, số 718+719, tr.364-369 .
2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi (2011), “Đánh giá bước đầu phẫu thuật điều trị sa tạng chậu nữ có đặt mảnh ghép tổng hợp tại Bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 2, tr.3-9 . 3. Vũ Hồng Thịnh, Đỗ Anh Toàn (2003), “Phẫu thuật sửa thành trước âm đạo trong điều trị sa bàng quang ở phái nữ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 1, tr.96-10 .
4. Trần Thụy Khánh Vân (2021), “Nghiên cứu kết quả điều trị sa tạng chậu nữ bằng phẫu thuật đặt mảnh ghép đường âm đạo tại Bệnh viện Sản nhi An Giang năm 2020-2021”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
5. Nguyễn Trung Vinh, Lê Văn Cường (2012), “Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật đặt mảnh ghép qua ngả âm đạo điều trị sa tạng chậu nữ”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, số 2, tr.290295.
6. Adhoute F., Soyeur L., Pariente J.L., Guillou M.Le, Ferriere J.M. (2004), “Use of transvaginal polypropylene mesh (GyneMesh) for the treatment of pelvic floor disorders in women. Prospective study in 52 patients”, Program Urology, 2, pp.192-196 .
7. De Tayrac R, Deffieux X., Gervaise A., Chauveaud A., Fernandez H. (2006), “Long-term anatomical and functional assessment of transvaginal cystocele repair using a tension-free polypropylene mesh”, International Urogynecology Journal and Pelvic Floor Dysfunction, 5, pp.483-488 .
8. Fekete Z., Kőrösi S., Pajor L., Bajory Z., Németh G., Kozinszky Z. (2018), “Does anchoring vaginal mesh increase the potential for correcting stress incontinence?”, BMC Urology, 1, pp.33.
9. Jack CW, Joanna MT et al. (2012), Campbell-Walsh Urology, Elservier 10th edit, pp.2069-2081.
10. Patil P, Patil A (2013), “Evaluation of pelvic organ prolapse in Indian females”, Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 2, pp.7612-7620.
11. Weber AM, Abrams P, Brubaker L, Cundiff G, Davis G, Dmochowski RR, et al. (2001), “The standardization of terminology for researchers in female pelvic floor disorders”, Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 3, pp.178-186 .
2. Young SB (2001), Vaginal paravaginal repair: One-year outcomes, Am J Obstet Gynecol, 185, pp.1360-1367.