ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN DO VỠ PHÌNH MẠCH NÃO

Lê Đồng Tâm1,, Lương Thanh Điền1, Trần Chí Cường2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các trường hợp xuất huyết dưới nhện không do chấn thương phần lớn gây ra bởi vỡ phình động mạch não. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 48 bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não điều trị tại Bệnh viện


Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng thường khởi phát lúc nghỉ (79,2%), các triệu chứng thường gặp là đau đầu (85,4%), rối loạn ý thức (33,3%), buồn nôn (31,3%), dấu màng não (77,1%), yếu liệt nửa người (25%). Các biến chứng thường gặp là hạ natri máu (50%), chảy máu não thất (45,8%), chảy máu nhu mô não (27,1%), giãn não thất cấp (22,9%), viêm phổi (16,7%). Kết luận: Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não có các triệu chứng lâm sàng đa dạng, nhiều biến chứng nặng nề, các biến chứng thường gặp là hạ natri máu, chảy máu não thất và chảy máu nhu mô não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Etminan N., Chang H. S., Hackenberg K., Algra A.. Worldwide Incidence of Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage According to Region, Time Period, Blood Pressure, and Smoking Prevalence in the Population: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Neurol. 2019. 76(5), 588-597, https://doi.org/10.1001/jamaneurol.2019.0006.
2. Ingall T.J., Whisnant J.P., Wiebers D.O., O'Fallon W.M. Has there been a decline in subarachnoid hemorrhage mortality?. Stroke. 1989. 20(6), 718-724, https://doi.org/ 10.1161/01.str.20.6.718.
3. Stegmayr B., Eriksson M., Asplund K. Declining mortality from subarachnoid hemorrhage: changes in incidence and case fatality from 1985 through 2000. Stroke. 2004. 35(9), 2059-2063, https://doi.org/10.1161/01.STR.0000138451.07853.b6.
4. Truelsen T., Bonita R., Duncan J., Anderson N.E., Mee E. Changes in subarachnoid hemorrhage mortality, incidence, and case fatality in New Zealand between 1981-1983 and 1991-1993. Stroke. 1998. 29(11), 2298- 2303, https://doi.org/ 10.1161/01.str.29.11.2298.
5. Steiner T., Juvela S., Unterberg A., Jung C., Forsting M., et al. European Stroke Organization guidelines for the management of intracranial aneurysms and subarachnoid haemorrhage. Cerebrovasc Dis Basel Switz. 2013. 35(2), 93-112, https://doi.org/ 10.1159/000346087.
6. Nguyễn Ngọc Dương. Một số yếu tố tiên lượng và giá trị thang điểm PAASH trong dự kiến kêt cục chức năng thần kinh ở bệnh nhân xuất huyết dưới nhện do phình vỡ mạch não. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020. 67.
7. Võ Hồng Khởi, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Chương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và hướng xử trí một số biến chứng của chảy máu dưới nhện. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam. 2015. 11, 59-66. https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/ nghien-cuu-dac-diem-lamsang-can-lam-sang-nguyen-nhan-va-huong-xu-tri-mot-bien-chung-cua-chay-mau-duoi-nhen/. 8. Vương Thị Thu Hiền. Giá trị tiên lượng của thang điểm WFNS đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do phình động mạch não. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021. 149(1), 135-141, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v149i1.516.
9. Đào Thị Thanh Nhã. Các yếu tố tiên lượng kết cục của bệnh nhân xuất huyết dưới nhện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019. 477(2), 46-49.
10. Saramma P., Menon R.G., Srivastava A., Sarma P.S. Hyponatremia after aneurysmal subarachnoid hemorrhage: Implications and outcomes. J Neurosci Rural Pract. 2013. 4(1), 2428, https://doi.org/10.4103/0976-3147.105605.