ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SẸO MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sẹo mụn trứng cá là biến chứng thường gặp gây trở ngại lớn về thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sẹo mụn trứng cá tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân sẹo mụn trứng cá. Kết quả: Tỉ lệ sẹo lõm chiếm cao nhất với 89,5% và chủ yếu phân bố ở mặt (73,7%). Đa số sẹo ở độ nặng trung bình (Goodman 2 và 3) có điểm trung bình mức độ nặng của sẹo là 21,82 6,05. Thang điểm chất lượng cuộc sống theo Dermatology life quality index có 55,26% bệnh nhân bị ảnh hưởng ở mức độ nhiều và tổng điểm Dermatology life quality index trung bình là 11,6 4,19. Tổng điểm chất lượng cuộc sống và độ nặng của sẹo mụn có mối liên quan tuyến tính thuận với nhau mức độ vừa (r=0,308). Kết luận: Đa phần các trường hợp sẹo mụn là sẹo lõm, mức độ trung bình và phân bố ở mặt. Sẹo mụn trứng cá ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chất lượng cuộc sống và độ nặng của sẹo mụn trứng cá có mối tương quan tuyến tính thuận với nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sẹo mụn trứng cá, đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo
2. Bencini P.L., Tourlaki A., et al. Nonablative fractional photothermolysis for acne scars: Clinical and in vivo microscopic documentation of treatment efficacy. Dermatologic Therapy. 2012. 25, 463-467, https://doi.org/10.1111/j.1529-8019.2012.01478.
3. Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Thị Lan. Hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency (RF) vi điểm xâm nhập. Tạp chí nghiên cứu y học. 2017. 107(2), 150-157.
4. Chuah S.Y., Goh C.L. The Impact of Post-Acne Scars on the Quality of Life Among Young Adults in Singapore. Journal of Cutaneous and Aesthetic Surgery. 2015. 8(3), 153-158, https://doi.org/10.4103/0974-2077.167272.
5. Layton A.M., Henderson C.A., Cumliffe W.J.A. Clinical evaluation of acne scarring and its incidence. Clin Exp Dermatol. 1994. 19(4), 303-308, https://doi.org/10.1111/j.1365-2230.1994.tb01200.
6. Tan J., Thiboutot D. et al. Development of an atrophic acne scar risk assessment tool. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2017. 31(9), 1547-1554, https://doi.org/10.1111/jdv.14325.
7. Goel A., Gatne V. Use of nanofractional radiofrequency for the treatment of acne scars in Indian skin. Journal of Cometic Dermatology. 2016. 16, 186-192, https://doi.org/10.1111/jocd.12311.
8. Baskan E.B., Belli M.D. Evaluation of the efficacy of microneedle fractional radiofrequency in Turkish patients with atrophic facial acne scars. J Cosmet Dermatol. 2019. 1-5, https://doi.org/10.1111/jocd.12812.
9. Kulthanan K., Juamton S., Kittisarapong R. Dermatology Life quality index in Thai patients with acne. Siriraj Med J. 2007. 59, 3-7.
10. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Y học. 2013.