MỨC ĐỘ ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH

Nguyễn Thị Ngoãn1,, Nguyễn Lê Thanh Trúc1, Trần Thị Kim Chi 1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Ung thư (K) là một trong những gánh nặng bệnh tật, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong năm 2020. Vì thế đã có nhiều nghiên cứu về thuốc, phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, việc giảm các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là hết sức quan trọng. Sự cần thiết phải có các đánh giá đúng mức về bệnh nhân nhằm xây dựng kế hoạch chăm sóc và chiến lược điều trị thích hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ đau và mô tả một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp trên 110 người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021 tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là gần bằng nhau chiếm tỉ số 0,96/1, tuổi trung bình là 61,1, dân tộc Kinh chiếm 63%. Với thang điểm đo đánh giá mức độ đau dạng số NRS (numerical rating scale) cho thấy 100% người bệnh đều có đau, trong đó mức độ đau tập trung chủ yếu là đau trung bình (38,2%) và nặng (34,5%). Có mối liên quan giữa mức độ đau và số vị trí đau với p=0,0005, mối liên quan giữa mức độ đau với kiểu đau là p=0,001. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đa phần bệnh nhân ung thư đau ở mức trung bình, tiếp đó là đau nặng và ít nhất là mức độ đau nhẹ. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ đau với số vị trí đau, kiểu đau (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nông Văn Dương, Bùi Thị Huyền, Trương Thái Sơn và cộng sự (2018), “Đánh giá tình trạng đau và chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn muộn được chăm sóc giảm nhẹ tại Trung tâm ung bướu Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, tập 01, số 04, tr.7-13.
2. Nông Văn Dương (2010), “Bước đầu đánh giá hiệu quả chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn của điều dưỡng khoa Ung bướu bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14(4), tr.756-759.
3. Mã Minh Hương (2009), “Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại khoa điều trị triệu chứng và giảm đau – Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh 13 (6), tr.797-805.
4. Huỳnh Hoa Hạnh, Quách Thanh Khánh, Huỳnh Ngọc Vân Anh và cộng sự (2017), “Tỉ lệ bệnh nhân ung thư có đáp ứng điều trị giảm đau trong tuần đầu tiên chăm sóc giảm nhẹ tại nhà”, Tạp chí Ung thư học 2017, số 05, tr.279-288.
5. Nguyễn Thành Lam, Hà Mạnh Phương, Vi Trần Doanh và cộng sự (2019), “Tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ tháng 1-6 năm 2019”, Tạp chí thần kinh học Việt Nam, số 28.
6. Phan Vương Khắc Thái, Nguyễn Thị Hồng Thơm (2018), “Chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012-2017”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5, tr.369-373.
7. Phạm Nguyên Tường, Phan Thị Đỗ Quyên (2017), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa Hoá trị - Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung Ương (BVTW) Huế”, Tạp chí Ung thư học 2017, tập 05, tr.73.
8. Lê Thị Xuân Trang, Nguyễn Ngọc Khôi, Đặng Huy Quốc Thịnh và cộng sự (2015), “Khảo sát hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân ung thư trong tuần đầu tiên điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ-Bệnh viện Ung bướu TP HCM”, Tạp chí Ung thư học, số 5, tr.316-329.
9. Vũ Văn Vũ, Võ Thị Xuân Hạnh, Phạm Thị Thanh Giang và cộng sự (2010), “Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM 7/2009-7/2010”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (Phụ bản số 4), tr.811-822.
10. Carlson C L (2016), “Effectiveness of the World Health Organization cancer pain relief guidelines: an integrative review, Journal of pain Research, volume 2016: 9, pp.515-534.
11. Ferlay J, Ervik M, Lam F, et al. (2020), Global Cancer Observatory: Cancer Today. Lyon: International Agency for Research on Cancer;
12. Isaac T, Stuver SO, Davis RB, et al. (2012), Incidence of severe pain in newly diagnosed ambulatory patients with stage IV cancer, Pain Res Manag, 17(5), 347-352.