THỰC HÀNH THAY ĐỔI LỐI SỐNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Nguyễn Việt Phương1,, Nguyễn Trọng Hiến1, Lê Kim Tha1, Nguyễn Tuấn Linh1, Nguyễn Tấn Đạt1, Nguyễn Văn Tuấn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể kiểm soát được đối với bệnh tật và tử vong bằng biện pháp thay đổi lối sống. Lối sống tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng thực hành thay đổi lối sống và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 430 người bệnh tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Có 56,5% người bệnh tăng huyết áp thực hành thay đổi lối sống, trong đó thay đổi chế độ ăn, không hút thuốc lá, hạn chế rượu/bia, vận động thể lực lần lượt là 58,6%; 83,6%; 93,5%; 27,9%. Giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người tăng huyết áp, nhà có trang bị máy theo dõi huyết áp, lý do chọn bệnh viện khám và điều trị, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện được xác định có liên quan đến thực hành thay đổi lối sống của người bệnh. Kết luận: Thực trạng thực hành thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết áp ở mức trung bình. Do đó, những nhà lâm sàng cần quan tâm các yếu tố liên quan để có các chương trình can thiệp thích hợp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mancia G, Kreutz R, Brunström M, Burnier M, Grassi G, et al. ESH Guidelines for the management of arterial hypertension The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension: Endorsed by the International Society of Hypertension (ISH) and the European Renal Association (ERA). Journal of Hypertension. 2023. 41(12), 1874-2071, doi: 10.1097/HJH.0000000000003480.
2. Hội tim mạch học Việt Nam. Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH. 2021.
3. Rocha-Goldberg Mdel P, Corsino L, Batch B, Voils CI, Thorpe CT, et al. Hypertension Improvement Project (HIP) Latino: results of a pilot study of lifestyle intervention for lowering blood pressure in Latino adults. Ethn Health. 2010. 15(3), 269-82, doi: 10.1080/13557851003674997.
4. Phạm Hương Lan. Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Thái Nguyên. 2017.
5. Nguyễn Bá Nam. Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2017-2018. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
6. Hồ Thị Lan Vi, Trịnh Văn Hoan, Phạm Văn Cường, Hoàng Thị Hòa. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thay đổi lối sống tại nhà của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Phú Hoà - tỉnh Phú Yên. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2022. 5 (4), 44-59. https://doi.org/10.54436/jns.2022.04.512.
7. Đinh Thị Thu, Nguyễn Hồng Hạnh, Trần Thị Ly, Đỗ Văn Doanh, Bùi Văn Cường. Kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng. 2019. 2(1), 19–26.
8. Vũ Thị Đào, Quách Thị Ngọc Ngoan, Thạch Thị Mỹ Chi. Kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 45, 141-149.