YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TẾ BÀO HỌC CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Dương Mỹ Linh1,, Trần Ngọc Dung1, Bùi Quang Nghĩa1, Trịnh Thị Hồng Của1, Nguyễn Văn Luân 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các tổn thương tại cổ tử cung có sự thay đổi theo thời gian, sự tiến triển và thoái triển của các tổn thương này thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 213 phụ nữ tại 9 quận/ huyện thành phố Cần Thơ. Các phụ nữ được phỏng vấn và làm xét nghiệm PAP, VIA và mô bệnh học để chẩn đoán sự thay đổi tế bào học cổ tử cung. Sau đó, phân tích tìm ra các yếu tố liên quan đến sự thay đổi này. Kết quả: Phụ nữ nhóm tuổi 18-45 làm tăng nguy cơ thay đổi tế bào học cổ tử cung gấp 1,7 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,1-2,7 nhưng khi phân tích đa biến thì chúng không liên quan với p>0,05. Phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm sinh dục làm tăng nguy cơ thay đổi tế bào học cổ tử cung gấp 2,2 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,3-3,7 trong phân tích đơn biến và tăng lên 2,9 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,1-7,1 trong phân tích đa biến. Kết luận: Tình trạng viêm sinh dục làm tăng nguy cơ thay đổi tế bào học cổ tử cung. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2015), “Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung”, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
2. Trần Ngọc Dung và cộng sự (2016), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ thành phố Cần Thơ bằng kỹ thuật PCR”, Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Cần Thơ.
3. Đặng Thu Hà (2014), “Kết quả phết tế bào cổ tử cung trên 2.132 phụ nữ tại tỉnh Lâm Đồng năm 2013”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 5, tr.80-83.
4. Brenda E Sirovich (2004), “The Frequency of Pap Smear Screening in the United States”, Journal Gen Intern Med, 19, pp.243-250.
5. Bruni L, Albero G, Serrano B et al. (2019), Human Papillomavirus and Related Diseases Report, Viet Nam. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer, HPV Information Centre.
6. Bruni L, Albero G, Serrano B et al. (2019), Human Papillomavirus and Related Diseases Report, ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer, HPV Information Centre.
7. Eman Al Sekri, Asma Al Musalhi, Khadija Al Abri et al. (2021), Prevalence of Cytological Abnormalities in Papanicolaou Smears and Risk Factors for Cervical Cancer Among Women in Muscat, Oman. DOI: https://doi.org/10.18295/squmj.4.2021.041.
8. Hirut Teame, Adamu Addissie, Wondimu Ayele et al. (2018), “Factors associated with cervical precancerous lesions among women screened for cervical cancer in Addis Ababa, Ethiopia: A case control study”, Plos One, pp.1-13.
9. Hyuna Sung, Jacques Ferlay, Rebecca L Siegel et al. (2021), “Lobal Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries”, CA cancer j clin, 71(3), pp.209-49.
10. Jiraporn Lertcharernrit, Panya Sananpanichkul, Wineeya Suknikhom et al. (2016), “Prevalence and Risk Assessment of Cervical Cancer Screening by Papanicolaou Smear and Visual Inspection with Acetic acid of Pregnant Women at a Thai Provincial Hospital”, Asian pacific journal of cancer prevention, 17(8), pp.4163-4167.
11. Joseph P Connor and Ellen M Hartenbach (2004), Treatment of cervical entraepithelial neoplasia. Gynecology & Obstetrics, Chapter 3, 4, University of Wisconsin Medical School.
12. Paul C. Mayor, Kevin H. Eng, Kelly L. Singel et al. (2017), “Cancer in primary immunodeficiency diseases: Cancer incidence in the United States Immune Deficiency Network Registry”, Journal of Allergy and clinical Immunology, 141(3), pp.1028-1035.
13. Rebecca Siegel, Kimberly D Miller, Ahmedin Jemal (2019), Cancer Statistics- 2019. CA Cancer J Clin, 69(1), pp.7-34.
14. Sabeena Jayapalan and R S Bindu (2020), “Papanicolaou smear: A diagnostic aid in sexually transmitted infections”, Indian J Sex Transm Dis AIDS, 41(2), pp.143-148.