ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ HÓA – XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SAU MỔ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Lê Minh Hằng1,, Hồ Long Hiển1, Lê Thanh Vũ 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại – trực tràng là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong điều trị thì phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị triệt căn cơ bản, nhưng khi bệnh ở giai đoạn tiến xa thì phẫu thuật đơn thuần sẽ gặp nhiều hạn chế. Để cải thiện kết quả của những bệnh nhân này, liệu pháp điều trị hoá – xạ trị đồng thời sau mổ đã được đề xuất nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của hoá – xạ trị đồng thời sau mổ ung thư trực tràng năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ung thư trực tràng đã phẫu thuật từ 4-6 tuần, chưa điều trị tiền phẫu, được điều trị hoá – xạ trị đồng thời sau mổ tại khoa Xạ Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ từ 2020-2022. Đây là nghiên cứu mô tả trên 62 bệnh nhân.  Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ=1,13. Đa số bệnh nhân trên 40 tuổi (96,7%). Có 29% ung thư trực tràng đoạn 1/3 dưới, 24,2% đoạn 1/3 giữa, 27,4% đoạn 1/3 trên và 19,4% ung thư khúc nối đại – trực tràng. Các phương pháp phẫu thuật: cắt trước thấp (50%), cắt trước (30,6%), Miles (17,7%), cắt trước cực thấp (1,6%). Thời gian sống thêm không bệnh 2 năm ước tính là: 83,9 ± 8,2 %. Vị trí tái phát hay gặp là: gan (60%). Thời gian sống thêm toàn bộ 2 năm ước tính là: 94,5 ± 3,1%. Phân tích cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh lý đái tháo đường, nồng độ CEA trước khi điều trị, đại thể bướu, giai đoạn bệnh, số lượng hạch di căn với thời gian sống thêm không bệnh. Kết luận: Phương pháp hoá – xạ trị đồng thời sau mổ giúp kiểm soát tốt tại chỗ, tại vùng, làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, kéo dài thời gian sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phúc Minh và cộng sự (2010), “Kết quả điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí Y học, số 14, chuyên đề Ung bướu học, tr.66-67.
2. Nguyễn Duy Sinh và cộng sự (2003), “Xạ trị sau mổ ung thư trực tràng”, Tạp chí Y học, tập 7 số 4, chuyên đề Ung bướu học, tr.178.
3. Huỳnh Quyết Thắng, Hồ Long Hiển và cộng sự (2013), “Ghi nhận ung thư Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2011”, Tạp chí Ung thư học, số 3, tr.50-60.
4. La Vân Trường và cộng sự (2017), “Kết quả điều trị hóa – xạ trị đồng thời điều trị bổ trợ ung thư trực tràng giai đoạn II – III sau phẫu thuật triệt căn”, Tạp chí y học Việt Nam, số 455, tr.171-176.
5. Lu NN, Jin J, Wang SL, et al. (2015), “Postoperative Capecitabine with Concurrent IntensityModulated Radiotherapy or Three – Dimensional Conformal Radiotherapy for Patients with Stage II and III Rectal Cancer”, PLoS ONE, 10:e0124601.
6. GLOBOCAN (2018), “Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA A Cancer Journal for Clinicians 68, suppl 8, Colorectal cancer, DOI:10.3322/caac.21492.
7. Ji Eun Yoon, Soo Young Lee et al. (2019), “Oncologic Outcomes of Postoperative Chemoradiotherapy Versus Chemotherapy Alone in Stage II and III Upper Rectal Cancer”, Annals of Coloproctology 35(3), pp.137-143. DOI:10.3393/ac.2018.09.28