KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT

Nguyễn Lâm Minh Tân1,, Trần Văn Dương1, Nguyễn Thành Tấn1, Phạm Việt Triều 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Gãy thân hai xương cẳng tay là một tổn thương thường gặp trong chấn thương chỉnh hình. Ngày nay, kết hợp xương nẹp vít là phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để phục hồi lại đầy đủ giải phẫu xương trụ, xương quay từ đó trả lại chức năng như mong muốn, đặc biệt là chức năng sấp ngửa. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm hình ảnh X quang của gãy hai xương cẳng tay và kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 bệnh nhân được chẩn đoán gãy thân hai xương cẳng tay và được phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít từ 01/2020 đến 3/2022 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Qua nghiên cứu trên 42 bệnh nhân (28 nam, 14 nữ, tuổi trung bình 42,6416,73), vị trí gãy cùng tầng chiếm 76,19%, khác tầng chiếm 23,81%. Đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm Anderson tỷ lệ rất tốt, tốt, trung bình chiếm tỷ lệ tương ứng là 80,95%, 16,67%, 2,38%, không có kết quả kém. Tất cả trường hợp đều liền xương tốt. Một trường hợp kết quả trung bình do gãy phức tạp 2 tầng cả hai xương và tổn thương phần mềm xung quanh nặng. Kết luận: Kết hợp xương nẹp vít hai xương cẳng tay là phẫu thuật an toàn và hiệu quả, tạo điều kiện cho nắn chỉnh về lại giải phẫu xương trụ, xương quay gãy; cố định vững chắc để tập vận động sớm và an toàn; qua đó, trả lại chức năng sấp ngửa quan trọng của cẳng tay.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ngọc Thường (2010), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng phương pháp kết xương nẹp vít tại bệnh viện bưu điện”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Ngọc Toàn, Lê Văn Hiệu, Nguyễn Thị Lý (2020), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay bằng kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân Y 175”, Tạp chí Y – Dược học Quân Sự Số 9-2020, tr.56-62.
3. Tào Gia Phú (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng tay bằng nẹp vít tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2014-2015”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Dung Tran Trung, Khanh Trinh Le, Tuyen Nguyen Trung (2017), “The Surgical Outcomes of Diaphyseal Fractures of Radius and Ulna treated by Plate and Screws Fixation in Vietnam”, Open Journal of Trauma,1(3), pp.066-068.
5. Muralidhar BM, Ravi KB, Madhusudan H (2017), “Surgical management of fracture both bone forearm in adult using limited contact dynamic compression plate”, International Journal of Orthopaedics Sciences, 3(2), pp.852-856.
6. Chapman MW, Gordon JE, Zissimos AG (1989), “Compresion plate fixation of acute fractures of diaphysis of the radius and ulna”, J Bone Joint Surg Am, 71, pp.159-169.
7. Anderson LD, Sisk D, Toom RE, Park WI 3rd (1975), “Compresion-plate fixation in acute diaphyseal fractures of radius and ulna”, J Bone Joint Surg Am, 57, pp.287-297.
8. Frederick Azar (2021), Campbell’s Operative Orthopaedics, 14e, Elsevier Inc, pp. 3097-3140.
9. Charles M. Court-Brown (2015), Rockwood and Greens Fractures in Adults, 8e, Wolters Kluwer, pp. 1121-1177. 10. Richard E Buckley (2017), AO Principles of Fracture Management, 3e, AO Foundation, pp.657-672.