CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ SAU HÓA TRỊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống được xem như là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của điều trị. Tuy nhiên, việc đo lường và xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuốc sống ở người bệnh ung thư sau hóa trị liệu vẫn còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư sau hóa trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 43 người bệnh ung thư đang hóa trị liệu tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào thang đo chất lượng cuộc sống phiên bản 3.0 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC QLQ-30). Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về sức khỏe tổng quát, chức năng và triệu chứng lần lượt là 6,8; 69,5 và 7,84. Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống về mặt chức năng thể chất ở nhóm nghề nghiệp công nhân viên cao hơn các nhóm nghề khác, giai đoạn bệnh càng muộn thì chất lượng cuộc sống về mặt chức năng hoạt động và chức năng xã hội càng giảm. Điểm trung bình triệu chứng nôn và buồn nôn ở nữ cao hơn nam, ở đối tượng hưu trí cao hơn nhóm nghề khác và ở giai đoạn IV cao hơn giai đoạn II, III. Tuổi càng cao chất lượng cuộc sống càng giảm và BMI càng thấp thì chất lượng cuộc sống càng giảm. Kết luận: Tuổi, giới, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh và BMI được xác định là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư sau hóa trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư, hóa trị, chất lượng cuộc sống, EORTC QLQ-30
Tài liệu tham khảo
2. Nông Văn Dương và cộng sự (2016), “Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư giai đoạn muộn được chăm sóc giảm nhẹ tại Trung tâm ung bướu Thái Nguyên”, Khoa học Điều dưỡng, 1(4), tr.7-13.
3. Trần Văn Hùng, Nguyễn Duy Phong và Trịnh Thị Thu Thủy (2019), “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của người bệnh ung thư đang được điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019”, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 3(03), tr.16-27.
4. Nguyễn Thành Lam và cộng sự (2019), “Tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ tháng 1-6 năm 2019”, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
5. Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2020), “Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư vú sau phẫu thuật”, Tạp chí Y học lâm sàng, 06, tr.67-72.
6. Mai Thu Trang và cộng sự (2020), “Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình”, TNU Journal of Science and Technology, 225(08), tr.388-394.
7. EORTC QLQ-C30 Scoring Manual (2001), third edition, pp.5-8.
8. Globocan (2020), Cancer Country Profile 2020.
9. Gujral, S et al. (2007), “Assessing quality of life in patients with colorectal cancer: An update of the EORTC quality of life questionnaire”, European Journal of Cancer, 43(10), pp.1564-1573.
10. Sunanda, V. Naga et al. (2018), “Quality of Life Assessment in Cancer Patients of Regional Centre of Hyderabad City”, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 8(01), pp.165-169.