Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021

Nguyễn Thị Hải Yến1,, Nguyễn Thị Bé Hai2, Lương Quốc Bình 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bình Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh ngày một gia tăng gây khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh, gây tốn kém về kinh tế cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.


Mục tiêu nghiên cứu: 1). Xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm; 2). Mô tả sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 627 chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn được phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ theo phương pháp kháng sinh đồ tự động. Kết quả: Trong số loại chủng vi khuẩn phân lập được, S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (22,8%), Staphylococcus spp. (17,4%), S. pneumoniae (16,2%), Klebsiella spp. (11,9%) và E. coli (9,7%). S. aureus đề kháng với các kháng sinh erythromycin (71,6%), clindamycin (78,7%), gentamycin (50,3%); vancomycin (10,4%). Staphylococus spp. đề khángvới các kháng sinh erythromycin (67,0%), clindamycin (57,5%), levofloxacin (50,5%). S. pneumoniae đề kháng cao với erythromycin (84,2%). E. coli đề kháng cao với aztreonam (81,7%), piperacillin và levofloxacin (78,7%). Klebsiella spp. đề kháng cao với piperacillin (83,8%).


Pseudomonas spp. đề kháng với các kháng sinh ciprofloxacin (38,1%), piperacillin (38,6%) và levofloxacin (40,0%). Kết luận: S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (22,8%), khả năng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu An và CS (2013), Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của S. aureus tại viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học dự phòng, 13(10), tr.146.
2. Bộ Y tế (2016), Phòng chống kháng thuốc, http://amr.moh.gov.vn/.
3. Phan Quốc Hoàn, Nguyễn Kim Phương và cộng sự (2011), Kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 6 (số đặc biệt tháng 3), tr.482-490.
4. Bùi Đức Long (2013), Tình hình kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương năm 2012, Y học Việt Nam, 402(1), pp.80-85.
5. Nguyễn Vĩnh Nghi (2017), Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017, Thời sự Y học 12/2017, tr.40-46.
6. Quách Võ Bích Thuận (2015), Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn được phân lập tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013-2014, Tạp chí Đại học Y Duợc Cần Thơ, 2015.
7. Nguyễn Sử Minh Tuyết, Vũ Thị Hải Châu, Trương Anh Dũng, Lê Thị Tuyết Nga (2009), Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tr.295-300.
8. Kot B., Wierzchowska K., Piechota M., et al. (2020), Antimicrobial Resistance Patterns in Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus from Patients Hospitalized during 2015-2017 in Hospitals in Poland, Med Princ Pract, 29(1), pp.61-68.
9. Masaisa Florence, Kayigi Etienne, Seni Jeremiah (2018), Antibiotic resistance patterns and molecular characterization of methicillin-resistant Staphylococcus aureus in clinical settings in
Rwanda, The American journal of tropical medicine and hygiene, 99(5), pp.1239.