ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN THỊ LỰC NHÌN XA CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT PHACO

Nguyễn Hữu Minh Trí1,
1 Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Sự cải thiện thị lực sau phẫu thuật là kỳ vọng chính đáng của bệnh nhân và bác sĩ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đạt thị lực nhìn xa tốt trên bệnh nhân đục thủy tinh thể sau phẫu thuật Phaco. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 492 bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Số liệu được thu thập bằng nguồn dữ liệu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân phẫu thuật Phaco. Kết quả: Trong 492 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi có 316 bệnh nhân là nữ và 176 bệnh nhân là nam. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 66,68±10,33 tuổi với 78,0% bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có 468 lượt bệnh nhân-tương ứng với tỷ lệ là 95,1% bệnh nhân cải thiện thị lực tốt sau phẫu thuật; có 24 lượt bệnh nhân-tương ứng với tỷ lệ là 4,9% bệnh nhân cải thiện thị lực chưa tốt sau phẫu thuật. Kết luận: Có hơn 95% lượt bệnh nhân cải thiện thị lực tốt theo tiêu chuẩn chất lượng phẫu thuật đục thủy tinh thể của Bộ Y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2007), Nhãn khoa, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2018), Quyết định Số: 7328/QĐ-BYT về việc Ban hành hướng dẫn chuẩn chất lượng về chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể, Hà Nội.
3. Trần Thị Hoàng Nga (2020), “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh đa tiêu loạn thị”, Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Trần Tất Thắng (2018), “Nghiên cứu hiệu quả của kính nội nhãn đa tiêu cự trong phẫu thuật Phaco điều trị bệnh đục thể thủy tinh”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 5. Trương Thanh Trúc (2015), “Đánh giá chất lượng thị giác trên bệnh nhân đặt kính nội nhãn đa tiêu”, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
6. Bissen-Miyajima H., Hayashi K., & Hirasawa M. (2015), “Clinical Results of Tinted Aspherical Multifocal IOL with +2.5 Diopter Near Add Power SN6AD2 (SV25T0)”, Nippon Ganka Gakkai Zasshi, 119(8), pp.511-520.
7. De Medeiros A.L. (2017), “Comparison of visual outcomes after bilateral implantation of a diffractive trifocal intraocular lens and blended implantation of an extended depth of focus intraocular lens with a diffractive bifocal intraocular lens”, Clin Ophthalmol, 11, pp.1911-1916.
8. Ferreira T.B., Marques E.F., & Rodrigues A. (2013), “Visual and optical outcomes of a diffractive multifocal toric intraocular lens”, J Cataract Refract Surg, 39(7), pp.1029-1035.
9. Luis F.-V., & David Madrid-Costa (2010), “Bilateral implantation of the Aeri.LISA bifoeal intraocular lens in myopie eyes”, Eur J Ophthalmol, 20(1), pp.83-89.
10. Park J.-H., Yoo C., & Song J.-S. (2016), “Effect of cataract surgery on intraocular pressure in supine and lateral decubitus body postures”, Indian J Ophthalmol, 64(10), pp.727-732.
11. Sano M., Hiraoka T., & Ueno Y. (2016), “Influence of posterior corneal astigmatism on postoperative refractive astigmatism in pseudophakic eyes after cataract surgery”, BMC Ophthalmol, 16(1), pp.212-220.
12. Van der Jan Willerm L., van Velthoven M., & van der Meulen (2012), “Comparison of a newgeneration sectorial addition multifocal intraocular lens and a diffractive apodized multifocal intraocular lens”, J Cataract Refract Surg, 38(1), pp.68-73.