VIÊM PHỔI DO TỤ CẦU KHÁNG METHICILLIN: TỔNG QUAN VỀ BỆNH HỌC VÀ CÁC LỰA CHỌN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Thiên Vũ1,, Võ Phạm Minh Thư2, Trần Công Đăng2, Phan Việt Hưng2
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mặc dù Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA – methicillin resitant Stapjhylococcus aureus) chiếm tỉ lệ không nhiều, nhưng có khuynh hướng ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng trong các bệnh cảnh viêm phổi nặng với nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Đánh giá nguy cơ nhiễm tác nhân MRSA là một thực hành quan trọng trước khi quyết định lựa chọn kháng sinh ở bệnh nhân viêm phổi, bao gồm cả các trường hợp viêm phổi cộng đồng nặng nhập viện và viêm phổi bệnh viện. Trên những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc có bằng chứng nhiễm MRSA, vancomycin và linezolid là những lựa chọn đầu tay trong các lựa chọn điều trị. Mỗi thuốc có ưu điểm và nhược điểm riêng về mặt dược động học, dược lực học và không có thuốc nào vượt trội về hiệu quả và tính an toàn trong điều trị viêm phổi với những dữ liệu lâm sàng hiện tại, đòi hỏi sự theo dõi, đánh giá để tối ưu hóa điều trị trên từng bệnh nhân cụ thể. Một số kháng sinh mới, như cephalosporin thế hệ 5, có thể là lựa chọn tiềm năng để điều trị viêm phổi do MRSA trong tương lai. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rogers D.E., Kasper D.L., Braunwald E., Staphylococcal infections, Harrison's principles of internal medicine 20th edition, 1(5). 2018. 1071-1081.
2. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga, Trần Thị Thanh Nga, và cộng sự, Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện TP HCM, Tạp Chí Y học TP HCM, chuyên đề Nội Khoa II, 2012, 16(1), tr. 206-214.
3. File, T. M., Jr, & Ramirez, J. A. (2023). Community-Acquired Pneumonia. The New England journal of medicine, 389(7), 632–641. https://doi.org/10.1056/NEJMcp2303286.
4. Esposito S, Blasi F, Curtis N, et al. New Antibiotics for Staphylococcus aureus Infection: An
Update from the World Association of Infectious Diseases and Immunological Disorders (WAidid) and the Italian Society of Anti-Infective Therapy (SITA). Antibiotics (Basel). 2023;12(4):742. Published 2023 Apr 12. doi:10.3390/antibiotics12040742.
5. Peto, L., Nadjm, B., Horby, P., Ngan, T. T., van Doorn, R., Van Kinh, N., & Wertheim, H. F. (2014). The bacterial aetiology of adult community-acquired pneumonia in Asia: a systematic review. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 108(6), 326–337. https://doi.org/10.1093/trstmh/tru058.
6. Lee LN, Chou WR, Wang JY, et al. Characteristics and local risk factors of communityacquired and health-care-associated Staphylococcus aureus pneumonia. Sci Rep. 2022;12(1):18670. Published 2022 Nov 4. doi:10.1038/s41598-022-23246-1.
7. Kalil, A. C., Metersky, M. L., Klompas, M., Muscedere, J., Sweeney, D. A et al. (2016). Management of Adults With Hospital-acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clinical infectious diseases : an official publication of the Infectious Diseases Society of America, 63(5), e61–e111. https://doi.org/10.1093/cid/ciw353.
8. Võ Phạm Minh Thư, Trần Công Đăng, Phan Việt Hưng, Cao Thị Mỹ Thúy, Nguyễn Thị Diệu Hiền và cộng sự (2023). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi do Staphylococcus aureus . Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 62, 135-141.
9. Welte, T., & Pletz, M. W. (2010). Antimicrobial treatment of nosocomial meticillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) pneumonia: current and future options. International journal of antimicrobial agents, 36(5), 391–400. https://doi.org/10.1016/j.ijantimicag.2010.06.045.
10. Rybak, M. J., Le, J., Lodise, T. P., Levine, D. P., Bradley, J. S., Liu, et al. Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. American journal of health-system pharmacy : AJHP : official journal of the American Society of Health-System Pharmacists, 2020. 77(11), 835–864. https://doi.org/10.1093/ajhp/zxaa036.
11. Jacob, J. T., & DiazGranados, C. A. (2013). High vancomycin minimum inhibitory concentration and clinical outcomes in adults with methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: a metaanalysis. International journal of infectious diseases : IJID : official publication of the International Society for Infectious Diseases, 17(2), e93–e100. https://doi.org/10.1016/j.ijid.2012.08.005.
12. Wang J, Xia L, Wang R, Cai Y. Linezolid and Its Immunomodulatory Effect: In Vitro and In Vivo Evidence. Front Pharmacol. 2019;10:1389. Published 2019 Nov 28. doi:10.3389/fphar.2019.01389.
13. Wang, Y., Zou, Y., Xie, J., Wang, T., Zheng, X., He, H., Dong, W., Xing, J., & Dong, Y. (2015). Linezolid versus vancomycin for the treatment of suspected methicillin-resistant Staphylococcus aureus nosocomial pneumonia: a systematic review employing meta-analysis. European journal of clinical pharmacology, 71(1), 107–115. https://doi.org/10.1007/s00228-014-1775-x.