ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LÚN CỘT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG TẠO HÌNH THÂN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy lún thân sống do loãng xương gây nên tình trạng đau, hạn chế sinh hoạt, vận động và gây nên các vấn đề khác như loãng xương gia tăng, viêm phổi, loét… cho người bệnh. Bơm xi măng thân sống giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế các hậu quả kể trên. Mong muốn đánh giá hiệu quả điều trị gãy lún cột sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy lún cột sống lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng tạo hình thân sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 34 bệnh nhân gãy lún đốt sống lưng do loãng xương và được phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân sống tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong năm 2021 và 2022. Kết quả: Điểm đau VAS trước mổ của bệnh nhân 6,21 ± 1,23 điểm. Góc xẹp thân đốt sống 12,380 ± 3,840. Góc gù 9,440 ± 2,930. Vị trí gãy lún xuất hiện cao ở vùng đốt sống bản lề ngực – thắt lưng (T12 29,4% và L1 23,5%). Thể tích trung bình của lượng xi măng đưa vào thân đốt sống là 4,1 ± 0,79 ml. Đánh giá sau mổ các triệu chứng đau, vận động, góc gù, góc xẹp thân đốt sống đều có cải thiện tốt. Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân sống cho kết quả tốt trong cải thiện lâm sàng trên bệnh nhân gãy lún thân sống do loãng xương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, T-Score, tạo hình thân sống
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Mạnh Cường, Nghiên cứu áp dụng và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị một số tổn thương đốt sống vùng lưng và thắt lưng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện 2006: 3-68.
3. Trịnh Văn Cường và Nguyễn Quốc Bảo (2017), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học qua cuống, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 21(6), 213-217, https://doi.org/10.51298/vmj.v529i2.6480.
4. Stoffel M, Wolf I, Ringel F, et al (2007), Treatment of painful osteoporotic compression and burst fractures using kyphoplasty: a prospective observational design, J Neurosurg Spine. 6(4), 313-319, doi: 10.3171/spi.2007.6.4.5.
5. Nguyễn Vũ và Kiều Đình Hùng (2014), Kết quả điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng không bóng qua da tạo hình thân đốt sống tại khoa ngoại bệnh viện đại học Y Hà Nội, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 18(6), 81-85, https://yhoctphcm.ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=13055.
6. Phillips FM, Ho E, Campbell-Hupp M, et al (2003), "Early radiographic and clinical results of balloon kyphoplasty for the treatment of osteoporotic vertebral compression fractures", Spine Journal. 28(19), 2260-2265, doi: 10.1097/01.BRS.0000085092.84097.7B.