KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA C-ARM VÀ SIÊU ÂM

Lê Quang Trung1,, Trần Huỳnh Tuấn1, Nguyễn Vũ Đằng1, Nguyễn Trung Hiếu1, Quách Võ Tấn Phát1, Lê Thanh Bình1, Nguyễn Việt Thu Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sỏi thận là bệnh lý thường gặp, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế xã hội và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đây cũng là một bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao với nguy cơ tái phát trên 50%. Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ngày càng được áp dụng rộng rãi, dần thay thế mổ mở kinh điển trong điều trị sỏi thận. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị sỏi thận bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của Carm và siêu âm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - tiến cứu trên 48 bệnh nhân sỏi thận kích thước ≥ 20mm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 11/2022 đến 09/2023. Kết quả: có 48 trường hợp sỏi thận được phẫu thuật tán sỏi thận qua da, 28 nam-20 nữ, tuổi trung bình 52,8 tuổi (30-80). Kích thước sỏi trung bình 29,6 mm. Tỉ lệ chọc dò vào đài dưới là 54,2%, đài giữa là 45,8%. Thời gian phẫu thuật trung bình 72,4 phút. Không ghi nhận tai biến trong mổ. 5 trường hợp biến chứng sau mổ (10,4%). Thời gian nằm viện trung bình 8,5 ngày. Tỉ lệ sạch sỏi sớm sau mổ là 70,1%. Kết luận: Tán sỏi thận qua da qua đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của C-arm và siêu âm là phương pháp phẫu thuật đảm bảo được tính an toàn và tính hiệu quả trong điều trị sỏi thận

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. Türk et al. EAU guidelines on Urolithiasis, European Association of Urology Guidelines - 2019 edition, 2019. 21 – 29.
2. Raney. A.M. Electrohydraulic lithotripsy: experimental study and case reports with the stone disintegrator. J Urol. 1995; 113 (3): 345- 347. DOI: 10.1016/s0022-5347(17)59477-x.
3. Segura. J. W. Percutaneous removal of kidney stones: review of 1000 cases. J. Urol. 1985; 134: 1077-1081. DOI: 10.1016/s0022-5347(17)47633-6.
4. Valdivia Uría JG, Valle Gerhold J, López López JA et al. Technique and complications of percutaneous nephroscopy: Experience with 557 patients in the supine position. J Urol. 1998; 160: 1975–8. DOI: 10.1016/s0022-5347(01)62217-1.
5. Kerbl K, Clayman RV, Chandhoke PS, Urban DA, De Leo BC, Carbone JM. 1994. Percutaneous stone removal with the patient in a flank position. J Urol; 151: 686 – 84. DOI: 10.1016/s00225347(17)35048-6.
6. Hossein Karami, Reza Mohammadi, Behzad Lotfi. A study on comparative outcomes of percutaneous nephrolithotomy in prone, supine, and flank positions, World Journal of Urology. 2012. 31, 1225–1230. DOI: 10.1007/s00345-012-0889-y.
7. Qinglong Chi, Yan Wang, Ji Lu, Xiaoqing Wang, Yuanyuan Hao, Zhihua Lu. Ultrasonography Combined with Fluoroscopy for Percutaneous Nephrolithotomy: An Analysis Based on Seven Years Single Center Experiences, Urol J . 2014. 11(1):1216-21. PMID: 24595927. 8. Hoàng Long, Trần Quốc Hòa, Chu Văn Lâm, Nguyễn Thị Hằng Trang và Nguyễn Đình Bắc. Kết quả tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm, Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 134 (10), 109-15.
9. Dương Văn Trung. Kết quả tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tư thế bệnh nhân nằm nghiêng tại Bệnh viện Bưu điện, Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2018. 22 (4), 105-9.
10. Nguyễn Việt Cường, Trần Hoài Nam, Nguyễn Văn Khẩn, Phạm Đức Vinh. Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân y 175, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản. 2019. 23 (3), 53-9.
11. Huỳnh Nguyễn Trường Vinh, Nguyễn Vĩnh Bình, Phan Đức Hữu, Cao Vĩnh Duy. Đánh giá kết quả sớm điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Xuyên Á
2021-2022, Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ. 2022. 55, chuyên đề Hội Nghị Quốc tế, 123-30. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i55.390.
12. Yang L, Jad A, Wei Z, et al. Comparison of supermini PCNL (SMP) versus Miniperc for stones larger than 2 cm: a propensity scorematching study. World Journal of Urology. 2018; 36 (6): 955-961. DOI: 10.1007/s00345-018-2197-7.
13. Liu L, Zheng S, Xu Y, et al. Systematic review, and meta-analysis of percutaneous nephrolithotomy for patients in the supine versus prone position. J Endourol. 2010; 24: 1941– 6. DOI: 10.1089/end.2010.0292.