NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG VÀ NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG ĐÒN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Phương Huỳnh Trúc Mai 1, Hứa Đức Khanh1, Trần Ngọc Cơ2, Nguyễn Tấn Phúc2, Nguyễn Lâm Minh Tân3, Trần Nguyễn Anh Duy4,
1 YD K46, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 YA K46, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bộ môn Chấn thương chỉnh hình, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy xương đòn là loại gãy thường gặp và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang cũng như xác định các nguyên nhân chấn thương đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang, nguyên nhân gãy xương đòn và nghiên cứu các mối liên quan trên bệnh nhân gãy xương đòn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân gãy xương đòn đến khám và nhập viện từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm chung về bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang cũng như nguyên nhân gãy xương đòn và nghiên cứu mối liên quan giữa các đặc điểm trên bằng phần mềm SPSS. Kết quả: Độ tuổi trung bình 33,0. Bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 72,5%. Chỉ số BMI trung bình là 23.1. Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm 88,2%. Cơ chế té đập mặt ngoài vai có tỉ lệ 66,7%, té chống tay chiếm 25,5%. 50/51 bệnh nhân không được sơ cứu tại hiện trường và 52,3% không được sơ cứu tại tuyến y tế tuyến cơ sở. Gãy 1/3 giữa chiếm 86,3% và 68,6% trường hợp là gãy không mảnh rời. Có sự liên quan giữa mức độ đau với sơ cứu (p=0,035) và BMI với gãy có mảnh rời. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân gãy xương đòn trong nghiên cứu là nam giới, trẻ tuổi. Nguyên gây chấn thương chủ yếu là tai nạn giao thông với cơ chế té đập mặt ngoài vai chiếm tỉ lệ cao nhất. Các bệnh nhân hầu hết không được sơ cứu ban đầu tại hiện trường hoặc  các trung tâm y tế cơ sở và có mức độ đau cao hơn nhóm còn lại. Có bằng chứng cho thấy cân nặng cao là yếu tố nguy cơ gây gãy xương đòn phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bentley T.P., Hosseinzadeh S. Clavicle Fractures. 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29939669.
2. Dương Duy Thanh, Vũ Trường Thịnh, Hà Văn Tuấn. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít điều trị gãy thân xương đòn ở người trưởng thành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 524(1A), https://doi.org/10.51298/vmj.v524i1A.4677.
3. Nguyễn Hoàng Thảo Nguyên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín xương đòn bằng kết hợp xương nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016 – 2017. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
4. Ajit Singh V, Ho SC, Abdul Rashid ML, Santharalinggam RD. Functional and radiological outcome of non-operative treated clavicle fractures and its association with acromioclavicular joint arthrosis. J Orthop Surg (Hong Kong). 2023. 31(3), https://doi.org/10.1177/10225536231208242.
5. Nguyễn Mộng Tuyền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín 1/3 ngoài xương đòn bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 120 năm 2018-2019. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019.
6. Althoff AD, Reeves RA. Splinting. 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32491605.
7. Kihlstrom C, Moller M, Lonn K, Wolf O. Clavicle fractures: epidemiology, classification and treatment of 2 422 fractures in the Swedish Fracture Register; an observational study. BMC Musculoskelet Disord. 2017. 18(1), 82, https://doi.org/10.1186/s12891-017-1444-1.
8. Nguyễn Hữu Quyền, Nguyễn Tiến Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương đòn bằng nẹp vít tại bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng từ 01/01/2015 đến 31/12/2016. Bệnh viện đa khoa huyện Đan phượng; 2017.
9. Montague MD, Lewis JT, Moushmoush O, Ryu J. Distal Radius Fractures: Does Obesity Affect Fracture Pattern, Treatment, and Functional Outcomes? Hand (N Y). 2019. 14(3), 398-401, https://doi.org/10.1177/1558944717750915.
10. McGurk KM, Traven SA, McCadden A, LeBrun CT, Reid KR, Hartsock LA, et al. Elevated body mass index is associated with tibial plateau fracture complexity and post-operative complications. Trauma. 2023. 25(3), 214-21, https://doi.org/10.1177/14604086211063083.