NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ĐƠN BÀO ĐƯỜNG RUỘT Ở SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Đình Đậu1,, Nguyễn Phúc Kiến2, Nguyễn Quốc Duy2, Tiêu Thị Thủy Tiên2, Kiều Công Khanh2, Lê Thị Cẩm Ly2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm đơn bào đường ruột là phổ biến trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, gây bệnh từ cấp tính đến mạn tính. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm đơn bào đường tiêu hóa ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng kỹ thuật xét nghiệm phân. 2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ nhiễm đơn bào đường ruột. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 241 sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Trong 241 mẫu thu thập được, tỷ  lệ nhiễm đơn bào đường ruột chung là 5 (%), tỷ lệ đơn nhiễm là 4,6 (%), tỷ lệ nhiễm đa nhiễm là 0,4 (%).Tỷ lệ nhiễm Giardia lamblia 1,7 (%), Entamoeba coli 0,8 (%), Blastocystis hominis 2,5 (%), Entamoeba histolytica 0,4 (%). Tỷ lệ đa nhiễm Entamoeba coli và Blastocystis hominis 0,4 (%). Có mối liên quan giữa thói quen - hành vi rửa tay trước ăn, ăn rau sống đến tình trạng nhiễm đơn bào đường ruột. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm đơn bào đường ruột chung là 5 (%). Nhóm đối tượng không rửa tay trước ăn có nguy cơ nhiễm đơn bào gấp 31,58 lần so với nhóm đối tượng có rửa tay trước ăn (với p<0,001<0,05), nhóm đối tượng ăn rau sống có nguy cơ nhiễm đơn bào gấp 6,94 lần so với nhóm đối tượng không ăn rau sống (với p=0,008<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kotchaphon Vaisusuk, Weerachai Saijuntha. Intestinal Protozoa: Their Role as Human Pathogens and Zoonoses. Biodiversity of Southeast Asian Parasites and Vectors causing Human Disease. 2021, 35-61, doi:10.1007/978-3-030-71161-0_3.
2. M.D CJP. Texbook of medical Parasitology. Medical Publishers Ltd 2007. 2007, 188-194.
3. Organization WH. WHO/PAHO/UNESCO Report: a consultation with experts on amebiasis. Mexico City, Mexico 28–29 January, 1997. Epidemiol Bull. 1997, 18:13.
4. Đỗ Thị Phượng Linh, Hoàng Anh. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/tin-y-te/tinh-trang-nhiem-ky-sinh-trung-duong-ruottai-mot-so-cong-dong-nguoi-dan-toc-thieu-so.html.
5. Al-Sultany AK, Al-Morshidy KA. An epidemiological study of intestinal parasites in children attending the pediatric teaching hospital in the holy city of Karbala, Iraq. Medical Journal of Babylon. 2023, 20(1), 95-100, doi:10.4103/MJBL.MJBL_276_22.
6. Huỳnh Thị Thanh Xuân, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Hứu Giáo, Phan Thị Thu Hà, Huỳnh Thị Kim Chi. Thực trạng nhiễm đơn bào, nấm đường ruột và một số yếu tố liên quan của người dân tại 2 tỉnh Phú yên và Kon Tum, năm 2016. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2017, 96, 189-195.
7. Villalba-Vizcaíno V, Buelvas Y, Arroyo-Salgado B, Castro LR. Molecular identification of Giardia intestinalis in two cities of the Colombian Caribbean Coast. Experimental Parasitology.
2018/06/01/ .2018, 189, 1-7, doi:https://doi.org/10.1016/j.exppara.2018.04.006
8. Upama K, Rai SK, Basnyat S, Upreti MJIJoAS, Biotechnology. Prevalence of intestinal parasitic infections among Schoolchildren of Kapan VDC, Kathmandu. 2019, 7(1), 22-26. doi:10.3126/ijasbt.v7i1.21637
9. Soumia S, Jerzy, M., Behnke., Djamel, Baroudi., Ahcene, Hakem., Marawan, Abu-Madi. . Prevalence and risk factors of intestinal protozoan infection among symptomatic and asymptomatic populations in rural and urban areas of southern Algeria. BMC Infectious Diseases. 2021, 21(1), 1-11, doi:10.1186/S12879-021-06615-5
10. Pestechian N, Tavakoli S, Adibi P, Safa AH, Parsaei R, Yousefi HA. Prevalence of Intestinal Protozoan Infection in Patients with Ulcerative Colitis (UC) in Isfahan, Iran. Int J Prev Med. 2021, 12, 114, doi:10.4103/ijpvm.IJPVM_471_19