NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH GHẺ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đặng Thị Tiểu Vi1, Nguyễn Thị Như Bình1, Phạm Phúc Xuyên1, Nguyễn Ngọc Hào1, Nguyễn Thị Thùy Trang1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.  Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh ghẻ tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ghẻ tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ từ tháng 05/2022 đến 05/2023. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy thể ghẻ thông thường chiếm 69,5%, ghẻ bội nhiễm chiếm 24,4% và 6,1% ghẻ chàm hóa. Triệu chứng ngứa ở bệnh nhân mắc bệnh ghẻ trong đó ngứa nhiều về đêm chiếm 100%, có nhiều người cùng ngứa chiếm 15,9% và triệu chứng ngứa cả ngày lẫn đêm là 6,1%. Thương tổn da hay gặp nhất là sẩn hồng ban 84,1%, rảnh ghẻ 59,8%, mụn nước 51,1%. Vị trí thương tổn hay gặp nhất là vùng cẳng tay 72%, kẽ ngón tay và lòng bàn tay 65,9%, vị trí bụng và quanh thắt lưng 58,5%. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ghẻ từ 1 đến 3 tháng ở nhóm tuổi ≥60 tuổi và <6 tuổi lần lượt là 20,7% và 14,6% cao hơn so với nhóm bệnh nhân có tuổi từ 6-15 tuổi và 36-59 tuổi (p<0,05). Tỷ lệ mắc ghẻ thông thường ở trẻ dưới 6 tuổi và ≥60 tuổi lần lượt là 12,2% và 31,7% (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân mắc ghẻ thông thường có triệu chứng ngứa nhiều về đêm và có nhiều người cùng ngứa lần lượt là 64,6% và 4,9%, cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân mắc ghẻ thông thường có triệu chứng ngứa cả ngày và đêm (p<0,05). Kết luận: Triệu chứng ngứa ở bệnh nhân mắc bệnh ghẻ trong đó ngứa nhiều về đêm chiếm 100%, có nhiều người cùng ngứa chiếm 15,9% và triệu chứng ngứa cả ngày lẫn đêm là 6,1%. Qua nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi với thời gian mắc bệnh và thể lâm sàng của bệnh ghẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goldstein BG, Goldstein AOJUWU. Scabies: Epidemiology, clinical features, and diagnosis. 2019. 1-2.
2. Engelman D, Yoshizumi J, Hay RJ, et al. The 2020 International Alliance for the Control of Scabies Consensus Criteria for the Diagnosis of Scabies. The British journal of dermatology. 2020. 183(5), 808-820, doi: 10.1111/bjd.18943.
3. Trần Văn Hiếu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, soi tươi, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh ghẻ bằng sulfur 5% tại bệnh viện trường Đại học y dược Cần Thơ và bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2022.
4. Engelman D, Cantey PT, Marks M, et al. The public health control of scabies: priorities for research and action, Lancet. 2019. 394(10192), 81-92, doi: 10.1016/S0140-6736(19)31136-5.
5. Phạm Hoàng Khâm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ tại bệnh viện 103, Y học thực hành. 2011.
6. Phạm Thị Minh Phương, Lương Thị Yến. Thực trạng đặc điểm lâm sàng và dịch tễ bệnh ghẻ ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2019-2020, Tạp chí Y học Dự phòng. 2020. 30(10), 164-171.
7. Huỳnh Như Huỳnh HBC. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh ghẻ bằng kem Scabio (lưu huỳnh 5%) tại phòng khám da liễu FOB năm 2018-2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020. Tập 490, 18-20.