ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN DƯỚI CÓ SỬ DỤNG LASER CÔNG SUẤT THẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Nguyễn Thị Kim Thi1,, Trương Nhựt Khuê1, Lê Trần Diễm Trinh1, Phan Lưu Kim Phụng1, Bùi Trần Hoàng Huy2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Dựa trên những đặc tính của laser trên mô sống, người ta tiến hành các nghiên cứu ứng dụng liệu pháp laser công suất thấp sau phẫu thuật răng khôn nhằm kiểm soát tình trạng sưng, đau, khít hàm. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có sử dụng laser công suất thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân trên 18 tuổi có răng khôn dưới mọc kẹt có chỉ định nhổ phẫu thuật. Loại trừ các bệnh nhân có bệnh toàn thân, chống chỉ định phẫu thuật. Mỗi bệnh nhân được chiếu laser diode trong miệng cách ổ răng 1cm và ngoài mặt tại vị trí bám tận cơ cắn (bước sóng 810 nm, công suất 0,5W, kích thước đầu chiếu 400µm) ngay sau phẫu thuật. Mỗi vị trí được chiếu 30 giây, lặp lại một lần sau 30 giây. Ghi nhận mức độ sưng, đau, khít hàm sau 1, 2, 7 ngày. Kết quả: Đa số bệnh nhân đau nhiều trong 6 giờ đầu sau khi hết tê môi, giảm đáng kể vào ngày 1 (81,7% đau ít), 90% không đau vào ngày 7. Trung bình cần dùng 4 viên thuốc giảm đau và ngưng thuốc trong 3 ngày đầu. Mức độ sưng mặt và khít hàm thay đổi đáng kể vào ngày 1 và 2 sau phẫu thuật (p < 0,05) và trở về gần như bình thường sau 7 ngày. Kết luận: Laser công suất thấp có hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ sưng, đau, khít hàm sau phẫu thuật nhổ răng khôn dưới, đặc biệt là giảm đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Thái Hà (2019), “Ảnh hưởng của Laser công suất thấp trên các chỉ số lâm sàng và nồng độ sIgA sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm”, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Minh Khởi (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay khoan quay và máy Piezotome ở bệnh nhân tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2019”, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Lâm Nhựt Tân (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch được phẫu thuật bằng kỹ thuật vạt bao và vạt tam giác tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2018”, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Azenha, M. R., Kato, R. B., et al. (2014), “Accidents and complications associated to third molar surgeries performed by dentistry students”, Oral and maxillofacial surgery, 18(4), pp.459-464.
5. Bui, C. H., Seldin, E. B., and Dodson, T. B. (2003), “Types, frequencies, and risk factors for complications after third molar extraction”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 61(12), pp.1379-1389.
6. Deliverska, E. G., and Petkova, M. (2016), “Complications after extraction of impacted third molarsliterature review”, Journal of IMAB–Annual Proceeding Scientific Papers, 22(3), pp.1202-1211.
7. Ferrante, M., Petrini, M., et al. (2013), “Effect of low-level laser therapy after extraction of impacted lower third molars”, Lasers in medical science, 28(3), pp.845-849.
8. Hamid, M. A. (2017), “Low-level laser therapy on postoperative pain after mandibular third molar surgery”, Annals of Maxillofacial Surgery, 7(2), pp.207.
9. Hira, A., Atta, U. R., and Fahim, U. D. (2012), “Post-operative complications associated with impacted mandibular third molar removal”, Pakistan Oral and Dental Journal, 32(3), pp.389-392.
10. Landucci, A., Wosny, A. C., et al. (2016), “Efficacy of a single dose of low-level laser therapy in reducing pain, swelling, and trismus following third molar extraction surgery”, International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 45(3), pp.392-398.
11. Raiesian, S., Khani, M., et al. (2017), “Assessment of low-level laser therapy effects after extraction of impacted lower third molar surgery”, Journal of Lasers in Medical Sciences, 8(1), pp.42.
12. Sayed, N., Bakathir, A., et al. (2019), “Complications of Third Molar Extraction: A retrospective study from a tertiary healthcare centre in Oman”, Sultan Qaboos University Medical Journal, 19(3), pp.e230.