BÁO CÁO CA LÂM SÀNG ỨNG DỤNG MÁNG HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT HAI TẦNG TRONG ĐIỀU TRỊ CƯỜI LỘ NƯỚU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Một trong những nguyên nhân chính gây cười lộ nướu là chậm mọc răng thụ động không hoàn toàn. Đây là tình trạng khi đường viền nướu nằm về phía cạnh cắn nhiều hơn bình thường. Phẫu thuật làm dài thân răng là một kỹ thuật thường được chỉ định trong trường hợp mọc răng thụ động không hoàn toàn. Việc ứng dụng kỹ thuật số vào lập kế hoạch và điều trị đảm bảo tiên đoán tốt hơn kết quả phẫu thuật và giao tiếp tốt hơn với bệnh nhân, từ đó đáp ứng mong đợi của họ. Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, được chỉ định làm dài thân răng lâm sàng bằng phương pháp phẫu thuật để điều trị cười lộ nướu. Bệnh nhân được ứng dụng kỹ thuật số trong việc thu thập dữ liệu, lập kế hoạch điều trị và ứng dụng máng hướng dẫn phẫu thuật hai tầng trong thực hiện phẫu thuật, theo dõi kết quả điều trị cười lộ nướu. Kết quả: Sau phẫu thuật, thân răng lâm sàng được kéo dài từ 8,1 mm lên 10 mm, mô nha chu lành mạnh, không còn tình trạng cười lộ nướu. Kết luận: Việc ứng dụng máng hướng dẫn phẫu thuật hai tầng trong điều trị cười lộ nướu giúp cho việc kiểm soát quá trình phẫu thuật một cách chính xác. Bên cạnh đó, máng hướng dẫn phẫu thuật sẽ giúp cho việc theo dõi kết quả điều trị được thuận lợi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cười lộ nướu, mọc răng thụ động không hoàn toàn, máng hướng dẫn phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Malkinson S., et al. The effect of esthetic crown lengthening on perceptions of a patient's attractiveness, friendliness, trustworthiness, intelligence, and self- confidence. J Periodontol. 2013. 84(8), 1126-33, doi: 10.1902/jop.2012.120403.
3. Bhola M., et al. LipStaT: The Lip Stabilization Technique- Indications and Guidelines for Case Selection and Classification of Excessive Gingival Display. Int J Periodontics Restorative Dent. 2015. 35(4), 549-59, doi: 10.11607/prd.2059.
4. Hem Hempton T.J., Dominici J.T. . Contemporary crown-lengthening therapy: a review. J Am Dent Assoc. 2010. 141(6), 647-55, doi: 10.14219/jada.archive.2010.0252.
5. Arora R. et al. Evaluation of supracrestal gingival tissue after surgical crown lengthening: a 6month clinical study. J Periodontol. 2013. 84(7), 934-40, doi: 10.1902/jop.2012.120162.
6. Deas D.E. et al. Osseous surgery for crown lengthening: a 6-month clinical study. J Periodontol. 2004. 75(9), 1288-94, doi: 10.1902/jop.2004.75.9.1288.
7. Andijani R.I., TatakisD.N. Hypermobile upper lip is highly prevalent among patients seeking treatment for gummy smile. J Periodontol. 2019. 90(3), 256-262.
8. Mele M. et al. Esthetic treatment of altered passive eruption. Periodontol 2000. 2018. 77(1), 6583, doi: 10.1111/prd.12206.
9. Herrero F. et al. Clinical comparison of desired versus actual amount of surgical crown lengthening. J Periodontol. 1995. 66(7), 568-71, doi: 10.1902/jop.1995.66.7.568.
10. Alhumaidan A., Alqahtani A., al-Qarni F. 3D-Printed Surgical Guide for Crown Lengthening Based on Cone Beam Computed Tomography Measurements: A Clinical Report with 6 Months Follow Up. Applied Sciences. 2020. 10(16).
11. Coachman C. et al. The crown lengthening double guide and the digital Perio analysis. J Esthet Restor Dent. 2023. 35(1), 215-221, doi: 10.1111/jerd.12920.
12. Passos L. et al. Full digital workflow for crown lengthening by using a single surgical guide. J Prosthet Dent. 2020. 124(3), 257-261, doi: 10.1016/j.prosdent.2019.06.027.