NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN THEO THANG ĐIỂM GRACE, TIMI VÀ HEART Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp có tỷ lệ tử vong ngày càng tăng nên việc tiên lượng tử vong ngắn hạn khi nhập viện là cần thiết đối với các bác sĩ lâm sàng và đơn giản hơn khi sử dụng các thang điểm GRACE, TIMI và HEART. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn theo thang điểm GRACE, TIMI và HEART ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi được tiến hành trên 68 bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ năm 2020 đến năm 2022. Kết quả: Thang điểm GRACE có giá trị tiên lượng khá tốt tử vong nội viện với (AUC=0,805; độ nhạy và độ chuyên là 90% và 65,51%) và tử vong 6 tháng với (AUC=0,786; độ nhạy và độ chuyên là 100% và 49,06%). Thang điểm nguy cơ TIMI có giá trị tiên lượng kém cho tử vong nội viện (AUC=0,682; độ nhạy và độ chuyên là 60% và 63,79%) và tử vong 6 tháng (AUC=0,692; độ nhạy và độ chuyên là 60% và 66,03%). Thang điểm HEART có giá trị tiên lượng khá tốt cho tử vong nội viện (AUC=0,726; độ nhạy và độ chuyên là 50% và 89,74%) còn ở tử vong 6 tháng thang điểm HEART không đạt tính hiệu chỉnh. Kết luận: Thang điểm GRACE cho giá trị tiên lượng tử vong nội viện và tiên lượng tử vong 6 tháng tốt nhất với giá trị AUC lần lượt là AUC=0,805 và AUC=0,786 và không có sự khác biệt khi so sánh với HEART.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng vành cấp, HEART score
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Lê Đại, Huỳnh Văn Minh (2017), “Nghiên cứu tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng thang điểm Zhang”, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 79, tr.197-204
3. Ngô Tuấn Hiệp (2016), “So sánh giá trị của các thang điểm nguy cơ trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ngô Tuấn Hiệp, Châu Ngọc Hoa (2012), “So sánh giá trị tiên lượng của thang điểm nguy cơ GRACE và TIMI cho ST chênh trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành”, Y Học Thực Hành, 804, tr.49-51.
5. Hamley J., McNeil B. (1982), “The Meaning and Use of the Area Under a Receiver Operating Characteristic (ROC)”, Curve , vol.143.
6. Hammami R., Jdidi J., Mroua F. et al. (2018), “Accuracy nf the TIMI and ACE scores in predicting coronary disease in patients with on elevation acute coronary syndrome”, Revista Portuguesa de Cardiologia English Edition, 37(1), pp.41-49.
7. Jakimov T., Mrdović I., Filipovié B. et al. (2017), “Comparison of RISK PCI, GRACE, TIMI risk scores for prediction of major adverse cardiac events in patients with acute coronary syndrome”, Croat Med J, 58(6), pp.406-415.
8. Paul W., Yuling Fu, Wei-Ching Chang et al. (1998), “Acute Coronary Syndromes in the GUSTO-IIb Trial Prognostic Insights and Impact of Recurrent Ischemia”, Circilation, AHA journal, 98, pp.1860-1868.
9. Poldervaart J. M., Langedijk M. (2017),”Comparison of the GRACE, HEART and TIMI score to predict major adverse cardine events in chest pain patients at the emergency department”, International journal of Cardiology, 227, pp.656-661.
10. Sakamoto (2016), “Comparing HEART, TIMI, and GRACE scores for prediction of 30-day major adverse curidiac events in high acuity chest pain patients in the emergency department”, International Journal of Cardiology, 221, pp.759-764.