NHU CẦU CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH

Huỳnh Tố Như1,, Nguyễn Thị Ngọc Luyến1, Võ Thị Thùy Linh1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh mạn tính không lây. Tỷ lệ hiện mắc ung thư ngày càng gia tăng ở các nước nghèo, các nước đang phát triển và các nước phát triển. Tuy nhiên, các nước nghèo và các nước đang phát triển với thu nhập thấp hoặc trung bình ngoài việc rất khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc kịp thời, thì việc tiếp cận các nguồn thông tin y tế, hỗ trợ nhu cầu về giao tiếp và tinh thần cũng gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị ở bệnh nhân ung thư. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu cần được hỗ trợ về thông tin y tế, giao tiếp và tinh thần của người bệnh ung thư tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 110 người bệnh ung thư đang điều trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021. Nghiên cứu thực hiện bằng cách sử dụng bộ câu hỏi có sẵn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng. Kết quả: Các nhu cầu về thông tin cần được hỗ trợ có tỷ lệ dao động từ 35,5%-78,2%, nhu cầu giao tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất là cần sự động viên khích lệ của người thân trong gia đình với 93,6%. Về nhu cầu tinh thần, chiêm tỷ lệ cao nhất là nhu cầu cần được mọi người xung quanh tôn trọng, cư xử bình thường (88,2%). Kết luận: Người bệnh ung thư có nhu cầu cao cần được cung cấp thông tin, cần sự hỗ trợ về giao tiếp và tinh thần để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Tình hình ung thư tại Việt Nam. 2021. truy cập từ trang web: https://moh.gov.vn/hoatdong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/tinh-hinh-ung-thu-tai-viet-nam.
2. Trang web: https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf. 3. Đặng Huy Quốc Thịnh, Phạm Xuân Dũng. Đại cương chăm sóc giảm nhẹ. Nhà xuất bản y học. 2020. 1-3.
4. Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Trần Thị Thanh Mai, Mai Thị Yến, Lâm Thị Ngọc Hoa, Đoàn Ngọc Anh. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Khoa học điều dưỡng. 2020. 03 (05), 191-198, doi: https://jns.vn/index.php/journal/article/view/292/288.
5. Trần Thị Liên, Lê Thanh Tùng. Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm Ung bướu Bệnh viện Thái Bình năm 2019. Tạp chí Khoa học điều dưỡng. 2019. 02 (3), 13-21, doi; https://jns.vn/index.php/journal/article/view/180/176.
6. Nguyễn Thị Múi, Trần Văn Lưu, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Bá Tâm. Thực trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại Hải Dương 2018. Tạp chí Khoa học điều dưỡng. 2018. 01 (02), 72-78, doi: https://jns.vn/index.php/journal/article/view/96/92.
7. Đỗ Thị Thắm, Nguyễn Minh An, Nguyễn Đăng Trường. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K năm 2018. Tạp chí khoa học Điều dưỡng. 2018. 02 (01), 73-82, doi: https://jns.vn/index.php/journal/article/view/159/155.
8. Tabrizi F J, Rahmani A, Jafarabadi M A, Jasemi M, et al. Unmet supportive care needs of Iranian cancer patients and its related factors. Journal of caring sciences. 2016. 5 (4), 307, doi: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5187551/
9. Ndiok A, Ncama B. Assessment of palliative care needs of patients/families living with cancer in a developing country. Scandinavian journal of caring sciences. 2018. 32 (3), 1215-1226, doi: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/scs.12568
10. Phạm Thu Dịu, Vũ Văn Thành, Đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Khoa học điều dưỡng. 2020. 03 (03), 133-140, doi: https://jns.vn/index.php/journal/article/view/252/248.
11. Grassi L, Psychiatric and psychosocial implications in cancer care: the agenda of psycho-oncology, Epidemiology and psychiatric sciences. 2020. e89. doi: 10.1017/S2045796019000829.