NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Trường Ân1,, Ngô Lâm Nguyên1, Phan Thái Ngọc1, Huỳnh Công Tài1, Nguyễn Thị Quỳnh Như1, Lê Văn Minh1, Lê Nhựt Tân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu não tái phát chiếm tỉ lệ cao trong những năm gần đây và làm tăng tỉ lệ tàn phế, tử vong và gánh nặng cho xã hội gấp nhiều lần so với nhồi máu não lần đầu tiên. Việc khảo sát về đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ cung cấp thông tin quan trọng trong việc đánh giá và dự phòng nhồi máu não tái phát. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc điểm của một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nhồi máu não tái phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, tiến cứu trên 61 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não tái phát tại khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 6 năm 2022 đến 6 năm 2023. Kết quả: Có 27 bệnh nhân nữ và 34 bệnh nhân nam với độ tuổi trung bình là 66,05 ± 1,51 tuổi, bệnh nhân tái phát chủ yếu sau thời điểm 12 tháng (67,2%) kể từ lần trước, hoàn cảnh khởi phát khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi chiếm ưu thế (47,5%) với tính chất diễn tiến từ từ và nặng dần (55,7%). Triệu chứng liệt nửa người, nói khó, tê tay chân chiếm >50% các trường hợp. NIHSS lúc nhập viện là 6,87 ± 0,57. Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chủ yếu. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhồi máu não tái phát chủ yếu sau 12 tháng kể từ lần đầu, liệt nửa người, nói khó và mất cảm giác nửa người chiếm ưu thế. Tăng huyết áp, hút thuốc lá và đái tháo đường là những yếu tố nguy cơ thường gặp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsao, C. W., Aday, A. W., Almarzooq, Z. I., Alonso, A., Beaton, A. Z., et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2022. 145 (8), e153-e639, https://doi.org/10.1161/CIR.0000000000001052.
2. Đinh Hữu Hùng. Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2014.
3. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự. Các yếu tố liên quan đến tái phát muộn sau đột quỵ thiếu máu não cấp tại Tiền Giang. Tạp chí y học Việt Nam. 2017. 503 (1), 82-87.
4. Quách Hoàng Kiên, Phạm Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Bá Thắng, . Đánh giá nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ tái phát. Y học TP.Hồ Chí Minh. 2021. 25 (2), 47 - 53.
5. Khanevski, A. N., Bjerkreim, A. T., Novotny, V., Naess, H., Thomassen, L., et al. Recurrent ischemic stroke: Incidence, predictors, and impact on mortality. Acta Neurol Scand. 2019. 140 (1), 3-8, https://doi.org/10.1111/ane.13093.
6. Che, B., Shen, S., Zhu, Z., Wang, A., Xu, T., et al. Education Level and Long-term Mortality, Recurrent Stroke, and Cardiovascular Events in Patients With Ischemic Stroke. J Am Heart Assoc. 2020. 9 (16), e016671. https://doi.org/10.1161/jaha.120.016671
7. Lê Xuân Dương, Phạm Quang Trình, Nguyễn Đức Ninh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Hoa và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 6.007 bệnh nhân đột quỵ não cấp tính, điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2018-2019. Tạp Chí Y học Quân sự. 2022. 360 29-33.
8. Lê Uy Nghiêm, Lê Văn Minh, Mai Long Thủy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CTScaner sọ não và đánh giá kết quả điều trị nội khoa trên bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015 - 2017. Y dược học Cần Thơ. 2018. 15 56 - 61.
9. Flach, C., Muruet, W., Wolfe, C. D. A., Bhalla, A., and Douiri, A. Risk and Secondary Prevention of Stroke Recurrence: A Population-Base Cohort Study. Stroke. 2020. 51 (8), 24352444, https://doi.org/10.1161/STROKEAHA.120.028992.
10. Liou, L. M., Lin, H. F., Tsai, C. L., Lin, R. T., and Lai, C. L. Timing of stroke onset determines discharge-functional status but not stroke severity: a hospital-based study. Kaohsiung J Med Sci. 2013. 29 (1), 32-6, https://doi.org/10.1016/j.kjms.2012.08.005