NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỔ SUNG CANXI CỦA SINH VIÊN DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CẦN THƠ NĂM HỌC 2022-2023

Nguyễn Phạm Hồng Thanh1,, Mai Thị Thanh Thường1, Trần Thị Lý1, Nguyễn Phạm Trúc Thanh2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Canxi là khoáng chất quan trọng cần bổ sung trong suốt cuộc đời. Thiếu hụt canxi có thể gây mệt mỏi, ngất, yếu cơ, giảm tập trung…. Theo thống kê Trạm Y tế của Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ số lượng sinh viên có biểu hiện hạ canxi năm học 2021-2022 là 16 ca, trung bình mỗi tháng có 1-2 ca ảnh hưởng đến quá trình học tập và lao động của sinh viên. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ bổ sung canxi của sinh viên hiện tại là bao nhiêu và cách nào để giảm tỷ lệ biểu hiện hạ canxi ở sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng bổ sung canxi của sinh viên Dược tại Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ năm học 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên học tập ngành Dược tại Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. Nghiên cứu thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu 1025 sinh viên ghi nhận tỷ lệ bổ sung canxi là 33,85%, bổ sung canxi đơn độc là 15,41% và bổ sung canxi phối hợp chiếm 18,44%. Bổ sung canxi từ nguồn cung cấp là thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ 58,2%. Trường hợp sinh viên bổ sung canxi không có chỉ định của cán bộ y tế là 35,2%, có chỉ định là 21,9%. Lí do sinh viên không bổ sung canxi nhiều nhất là nhận thấy tình trạng cơ thể là đủ không cần bổ sung canxi với tỷ lệ 53,2%. Kết luận: Tỷ lệ bổ sung canxi còn thấp, canxi chủ yếu được bổ sung dạng thực phẩm chức năng và không có chỉ định của cán bộ y tế. Lí do sinh viên không bổ sung canxi phổ biến nhất là nhận thấy tình trạng cơ thể là đủ không cần bổ sung canxi.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anna Capozzi, Giovanni Scambia, Stefano Lello. Calcium, vitamin D, vitamin K2, and magnesium supplementation and skeletal health. Maturitas. 2020. 140, 55–63, https://doi.org/10.1016/j.maturitas.2020.05.020.
2. Tom R. Hill, Sjors Verlaan, Egbert Biesheuvel, Richard Eastell, Jürgen M. Bauer, et al. A
Vitamin D, Calcium and Leucine-Enriched Whey Protein Nutritional Supplement Improves Measures of Bone Health in Sarcopenic Non-Malnourished Older Adults: The PROVIDE Study. Calcif Tissue Int. 2019. 105(4), 383-391, https://doi.org/10.1007/s00223-019-00581-6.
3. Liu C, Kuang X, Li K, Guo X, Deng Q, et al. Effects of combined calcium and vitamin D supplementation on osteoporosis in postmenopausal women: a systematic review and metaanalysis of randomized controlled trials. Food Funct. 2020. 11(12), 10817-10827, https://doi.org/10.1039/d0fo00787k.
4. Thanapluetiwong S, Chewcharat A, Takkavatakarn K, Praditpornsilpa K, Eiam-Ong S, et al. Vitamin D supplement on prevention of fall and fracture. A Meta-analysis of Randomized Controlled Trials. Medicine (Baltimore). 2020. 99(34), e21506, https://doi.org/10.1097/MD.0000000000021506.
5. Chu H, Qin Z, Ma J, Xie Y, Shi H, et al. Calcium-Sensing Receptor (CaSR)-Mediated Intracellular Communication in Cardiovascular Diseases. Cells. 2022. 11(19), 3075, https://doi.org/10.3390/cells11193075.
6. Shah K, Seeley S, Schulz C, Fisher J, Gururaja Rao S. Calcium Channels in the Heart: Disease States and Drugs. Cells. 2022. 11(6), 943, https://doi.org/10.3390/cells11060943.
7. Blerina Shkembi, Thom Huppertz. Calcium Absorption from Food Products: Food Matrix Effects. Nutrients. 2021. 14(1), 180, https://doi.org/10.3390/nu14010180.
8. Connie M Weaver. Calcium. Advances in Nutrition. 2019. 10(3), 546–548, https://doi.org/10.1093/advances/nmy086.
9. Hanna RM, Ahdoot RS, Kalantar-Zadeh K, Ghobry L, Kurtz I. Calcium Transport in the Kidney and Disease Processes. Front Endocrinol (Lausanne). 2022. 12, 762130, https://doi.org/10.3389/fendo.2021.762130.
10. Shlisky J, Mandlik R, Askari S, Abrams S, Belizan JM, et al. Calcium deficiency worldwide:
prevalence of inadequate intakes and associated health outcomes. Ann N Y Acad Sci. 2022. 1512(1), 10-28, https://doi.org/10.1111/nyas.14758.