NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM GIỚI MẮC SUY SINH DỤC ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Trung Hiếu1,, Lê Thanh Bình1, Trần Huỳnh Tuấn1, Lê Quang Trung1, Quách Võ Tấn Phát1, Nguyễn Văn Nghĩa1, Dương Văn Huynh1, Nguyễn Đại Nghĩa1, Trần Quốc Cường1, Lê Việt Tú 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy sinh dục được hiệp hội Tiết niệu Châu Âu định nghĩa là một rối loạn liên quan đến sự suy giảm hoạt động chức năng của tinh hoàn dẫn đến sự suy giảm nội tiết tố nam của cơ thể hoặc có thể làm gián đoạn quá trình sản sinh tinh trùng. Thiếu hụt testosterone gây ra tình trạng nam giới kháng insulin, béo phì, tăng lipid máu, tăng huyết áp và triệu chứng của bệnh suy sinh dục. Hiện tại có nhiều bệnh nhân đến khám vì triệu chứng suy sinh dục nhưng vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá nồng độ testosterone máu và một số yếu tố liên quan trên những bệnh nhân này. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ testosterone máu và các yếu tố liên quan ở nam giới có các triệu chứng suy sinh dục tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 72 nam giới có triệu chứng suy sinh dục từ tháng 11/2022 đến tháng 06/2023 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình 65,6 ± 10,5 tuổi. Triệu chứng suy sinh dục: giảm ham muốn 68,1%; giảm độ cương 72,2%; giảm năng suất lao động 76,4%. Nồng độ testosterone toàn phần trung bình là 6,6 nmol/L, nồng độ testosterone < 8 nmol/L chiếm tỷ lệ 77,8%, nồng độ testosterone 8-12 nmol/L chiếm 22,2%. Nồng độ testosterone có mối liên quan đến các yếu tố: độ tuổi, mức độ rối loạn cương, tiền sử nhiễm COVID-19. Kết luận: Bệnh nhân có triệu chứng suy sinh dục nên được đánh giá các yếu tố nồng độ testosterone máu, hội chứng chuyển hóa, mức độ rối loạn cương, tiền sử nhiễm COVID-19 giúp việc điều trị sẽ đầy đủ và hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Salonia A, et al. Male hypogonadism. EAU Guidelines on sexual and reproductive health. 2022. 13-38.
2. Salonia A., et al. Testosterone in males with COVID-19: A 7-month cohort study. Andrology. 2022. 10(1), 34-4, https://doi.org/10.1111/andr.13097.
3. Nguyễn Hòa Khánh. Nghiên cứu tỉ lệ bệnh danh yhct trên bệnh nhân nam suy sinh dục khởi phát muộn (LOH) tại bệnh viện ĐKKV Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 2016. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
4. Wei Chen, Zhi-Yong Liu, Lin-Hui Wang, et al. Are the Aging Male's Symptoms (AMS) scale and the Androgen Deficiency in the Aging Male (ADAM) questionnaire suitable for the screening of late-onset hypogonadism in aging Chinese men?. Aging Male. 2013. 16(3), 92-6, https://doi.org/10.3109/13685538.2013.805319.
5. A Morelli, G Corona, S Filippi, et al. Which patients with sexual dysfunction are suitable for testosterone replacement therapy?. J Endocrinol Invest. 2007. 30(10), 880-8, https://doi.org/10.1007/bf03349232.
6. Peeyush Kumar, Nitish Kumar, Devendra Singh Thakur, et al. Male hypogonadism: Symptoms and treatment. J Adv Pharm Technol Res. 2020. 1(3), 297-301, https://doi.org/10.4103%2F0110-5558.72420.
7. Meili Cai, Ran Cui, Peng Yang, et al. Incidence and Risk Factors of Hypogonadism in Male Patients With Latent Autoimmune Diabetes and Classic Type 2 Diabete. Front Endocrinol (Lausanne). 2021. 12, 675525, https://doi.org/10.3389/fendo.2021.675525.
8. Rastrelli G., Di Stasi V., Inglese F., et al. Low testosterone levels predict clinical adverse outcomes in SARS-CoV-2 pneumonia patients. Andrology. 2021.9, 88–98, https://doi.org/10.1111/andr.12821.
9. Yamamoto Y, Otsuka Y, et al. Detection of Male Hypogonadism in Patients with Post COVID19 Condition. J Clin Med. 2022. 31.11(7),1955, https://doi.org/10.3390/jcm11071955.