NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC PHỔI CẤP DO HUYẾT KHỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi cấp là một cấp cứu nội khoa. Tử vong do thuyên tắc thường do chẩn đoán trể và điều trị không kịp thời, chẩn đoán sớm là bước quyết định cho thành công của điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thuyên tắc phổi cấp do huyết khối tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 58 bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp do huyết khối tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm từ năm 2021 đến năm 2022. Kết quả: Tuổi bệnh nhân trung bình là 69 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1/2,1. Triệu chứng lâm sàng đa dạng. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở (81%), thở nhanh (58,6%). Kết quả siêu âm mạch máu chi dưới phần lớn là huyết khối đoạn gần (53,4%); dãn thất phải là biểu hiện thường gặp trên siêu âm tim; chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi cho thấy thuyêt tắc phổi phần lớn xảy ra trên động mạch phổi thùy (75,9%). Kết luận: Thuyên tắc phổi cấp không còn là bệnh hiếm gặp, triệu chứng lâm sàng thuyên tắc phổi cấp rất đa dạng. Thuyên tắc phổi phần lớn xảy ra trên động mạch phổi thùy.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuyên tắc phổi cấp, huyết khối
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thế Dũng và cộng sự (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr.208-13.
3. Nguyễn Quang Đợi (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Jaff MR, McMurtry MS, Archer SL, et al. (2011), “Management of massive and submassive pulmonary embolism, iliofemoral deep vein thrombosis, and chronic thromboembolic pulmonary hypertension: a scientific statement from the American Heart Association”, Circulation, 123(16), pp.1788-1830.
5. Lindblad B, Sternby NH, Bergqvist D, et al. (1991), “Incidence of venous thromboembolism verified by necropsy over 30 years”, BMJ, 302(6778), pp.709-711.
6. Thurnheer R, Hoess C, Doenecke C, et al. (2009), “Diagnostic performance in a primary referral hospital assessed by autopsy: evolution over a ten-year period”, Eur J Intern Med, 20(8), pp.784-787.
7. Konstantinides SV, Meyer G, Becattini C, et al. (2020), “2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS)”, Eur Heart J, 41(4), pp.543-603.
8. Balahura AM, Guţă A, Mihalcea V, Weiss E, et al. (2017), “Pulmonary thromboembolism in an emergency hospital: Are our patients different?”, Rom J Intern Med, 55(4), pp.237-244.
9. McHugh KB, Visani L, DeRosa M, et al. (2002), “Gender comparisons in pulmonary embolism (results from the International Cooperative Pulmonary Embolism Registry [ICOPER])”, Am J Cardiol, 89(5), pp.616-619.
10. Punukollu G, Gowda RM, Vasavada BC, et al. (2005), “Role of electrocardiography in identifying right ventricular dysfunction in acute pulmonary embolism”, Am J Cardiol, 96(3), pp.450-452.
11. Freiman DG, Colman RW, Hirsh J, et al. (1987), “Hemostasis and Thrombosis: Basic Principles and Clinical Practice”, 2nd ed, Philadelphia: Lippincott, pp.1123-1135.
12. Goldhaber SZ (2019), Pulmonary Embolism, Braunwald's Heart Disease, 11, pp.4260-4303.
13. Di Nisio M, van Es N, Büller HR (2016), “Deep vein thrombosis and pulmonary embolism”, Lancet, 388(10063), pp.3060-3073.
14. Albrecht MH, Bickford MW, Nance JW, et al. (2017), “State-of-the-Art Pulmonary CT Angiography for Acute Pulmonary Embolism”, AJR Am J Roentgenol, 208(3), pp.495-504.
15. Moore AJE, Wachsmann J, Chamarthy MR, et al. (2018), “Imaging of acute pulmonary embolism: an update”, Cardiovasc Diagn Ther, 8(3), pp.225-243.