MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ Ở MỘT BỆNH VIỆN NHI TẠI CẦN THƠ

Lý Thanh Toàn1,2, Lê Trần Thanh Vy3, Ông Huy Thanh3, Trương Lê Minh2, Nguyễn Thắng2, Nguyễn Minh Phương2,
1 Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến thuốc (DRPs) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong điều trị, đặc biệt là đối tượng bệnh nhi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá DRPs và xác định các yếu tố liên quan của DRPs trong kê đơn ngoại trú tại một bệnh viện Nhi ở Cần Thơ, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 2930 đơn thuốc được chọn ngẫu nhiên từ 01/03/2021 đến 30/04/2021. Dược sĩ lâm sàng xác định DRPs dựa vào các nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy và phân loại DRPs theo Hiệp hội chăm sóc dược Châu Âu (PCNE) V9.1, các DRPs này được đánh giá lại qua sự đồng thuận của các chuyên gia dựa trên y học chứng cứ. Kết quả: Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 DRPs là 69,9%. Liều cao và thời gian dùng thuốc là DPRs phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 39,8% và 40,1%, tương tác thuốc là DRPs có tỷ lệ thấp nhất 0,6%. Bệnh nhi mắc các bệnh hệ hô hấp và có bệnh mắc kèm, đơn thuốc của bác sĩ có trình độ đại học và đơn thuốc >4 thuốc có nguy cơ có DRPs cao hơn các nhóm còn lại (OR >1 và p <0,05). Kết luận: Thời gian dùng thuốc và liều cao là DRP có tần suất cao nhất. Số lượng thuốc trong đơn, bệnh nhi có bệnh đi kèm, bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp và trình độ chuyên môn của bác sĩ là những yếu tố nguy cơ liên quan đến sự gia tăng của DRPs trong đơn thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2017), Phác đồ điều trị Nhi khoa 2017 - Phần ngoại trú, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Hà Nội.
3. Abunahlah N., Elawaisi A., Velibeyoglu F.M., et al. (2018), “Drug related problems identified by clinical pharmacist at the Internal Medicine Ward in Turkey”, Int J Clin Pharm, 40(2), pp. 360-367.
4. AlAzmi A.A., AlHamdan H., Ahmed O., et al. (2019), “Impact of the e‐prescribing system on the incidence and nature of drug‐related problems in children in a Saudi hospital”, Int J Pharm Pract, 27(6), pp.578-581.
5. Bech C.F., Frederiksen T., Villesen C.T., et al. (2018), “Healthcare professionals’ agreement on clinical relevance of drug-related problems among elderly patients”, Int J Clin Pharm, 40(1), pp.119-125.
6. Birarra M.K., Heye T.B., Shibeshi W. (2017), “Assessment of drug-related problems in pediatric ward of Zewditu Memorial Referral Hospital, Addis Ababa, Ethiopia”, Int. J. Clin. Pharm, 39(5), pp.1039-1046.
7. Bizuneh G.K., Adamu B.A., Bizuayehu G.T., et al. (2020), “A prospective observational study of drug therapy problems in Pediatric Ward of a Referral Hospital, Northeastern Ethiopia”, International Journal of Pediatrics, 2020, pp.1-6.
8. Jafarian K., Allameh Z., Memarzadeh M., et al. (2019), “The Responsibility of Clinical Pharmacists for the Safety of Medication Use in Hospitalized Children: A Middle Eastern
Experience”, J Res Pharm Pract, 8(2), pp.83-91.
9. Paediatric Formulary Committee (2019), British National Formulary for Children, British Medical Association, The Royal College of Paediatrics and Child Health, and The Neonatal and Paediatric Pharmacists Group, London.
10. Pharmaceutical Care Network Europe Association (2020), PCNE classification V9.1
11. Rashed A.N., Neubert A., Tomlin S., et al. (2012), “Epidemiology and potential associated risk factors of drug-related problems in hospitalized children in the United Kingdom and Saudi Arabia”, Eur J Clin Pharmacol, 68(12), pp.1657-1666
12.Wimmer S., Neubert A., Rascher W., et al. (2015), “The Safety of Drug Therapy in Children”, Dtsch Arztebl Int, 112, pp.781-787.
13. World Health Organization (2007), “Promoting safety of medicines for children”, Geneva, Switzerland 2007.