TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Rchom H' An1, Lê Thị Diễm Trinh2,, Trần Thiện Thuần2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo Tổ chức Y tế Thế giới trầm cảm và lo âu đã tăng hơn 25% khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Năm 2017 có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở sinh viên Y khoa sống tại ký túc xá. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan của sinh viên ký túc xá Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên sinh viên ký túc xá Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trầm cảm được phát hiện bằng thang đo CES-D và thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền. Kết quả: Trong 465 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trầm cảm chiếm 54,4%. Trong đó trầm cảm nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 23,7%, 9,2% và 21,5%. Phân tích đa biến ghi nhận một số yếu tố liên quan với trầm cảm bao gồm tôn giáo, lo lắng kinh tế, năm học, đặt ra mục tiêu học và lo lắng thi rớt, thi lại. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm sinh viên ở ký túc xá khá cao. Bản thân sinh viên, cần tích cực và tự giác tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ ngoài việc nhà trường khám sức khỏe phát hiện đầu năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. National Institute of Mental Health. Depression. 2022 October 18, 2022; Available from: https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression.
2. World Health Organization. World Mental Health Day 2022. 2022 April 24, 2023; Available from: https://www.who.int/campaigns/world-mental-health-day/2022.
3. Liaqat, H., et al., Deranged mental homeostasis in medical students: evaluation of depression anxiety and stress among home and hostel students. Acta Psychopathol, 2017. 3(1): 1-6.
4. Rab, F., R. Mamdou, and S. Nasir, Rates of depression and anxiety among female medical students in Pakistan. East Mediterr Health J, 2008. 14(1): 126-33.
5. Lê Minh Thuận, Trần Thị Hồng Nhiên, and Trần Quí Phương Linh, Thực trạng trầm cảm trong sinh viên đại học. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2018. 22(1): 166-171.
6. Rotenstein, L.S., et al., Prevalence of depression, depressive symptoms, and suicidal ideation among medical students: a systematic review and meta-analysis. Jama, 2016. 316(21), 22142236, doi: 10.1001/jama.2016.17324.
7. Tô Gia Kiên, Lê Trường Vĩnh Phúc, and Huỳnh Ngọc Vân Anh, Trầm cảm ở sinh viên khoa y tế công cộng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2019. 23(2), 120-126.
8. Thị Thuyền, Tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Dự Bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. 2017, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Việt Anh, Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội năm 2020–2021. 2021, Đại học Y Hà Nội.
10. Vũ Thái Phương Nam, Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Trường Đại học Y Dược-ĐHQGHN năm học 2021-2022. 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội.