NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THANG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH ĐẾN PHÒNG KHÁM TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2022 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý lành tính, tuy nhiên những triệu chứng đường tiêu hóa lại diễn ra dai dẳng kéo dài, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và các thể bệnh ở người bệnh có hội chứng ruột kích thích. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh có hội chứng ruột kích thích theo thang điểm IBS-QoL trước và sau điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu trên 110 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ năm 2022 đến năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích đến khám tại phòng khám tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Cà Mau là 68,2% với tỷ lệ các thể bệnh IBS-D, IBS-C, IBS-M, IBS-U lần lượt là 29,3%; 29,3%; 28% và 13,4%. Sau điều trị điểm chất lượng cuộc sống IBS-QoL mức khá và tốt từ 6,7% tăng lên 98,7%. Kết luận: Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đến khám tại phòng khám tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Cà Mau chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời các thể bệnh IBS-D, IBS-C, IBS-M có tỷ lệ tương đương nhau. Sau điều trị chất lượng cuộc sống bệnh nhân được cải thiện đáng kể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ruột kích thích, IBS, thang điểm chất lượng cuộc sống IBS-QoL
Tài liệu tham khảo
2. Houte K Van den, Carbone F, Pannemans J. Prevalence and impact of self-reported irritable bowel symptoms in the general population. United European Gastroenterol J. 2018. 7(2), 307– 315. 10.1177/2050640618821804.
3. Hadjivasilis Alexandros, Tsioutis Constantinos, Michalinos Adamantios. New insights into irritable bowel syndrome: from pathophysiology to treatment. Ann Gastroenterol. 2019, 32(6), 1-11. https://doi.org/10.20524/aog.2019.0428.
4. Nguyễn Thị Tuyết Vân. Nghiên cứu thực trạng chẩn đoán bệnh tiêu hóa tại phòng khám nội – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2003 – 7/2004. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội. 2004.
5. Ford Alexander C., Sperber Ami D., Corsetti Maura. Irritable bowel syndrome. Lancet. 2020.
20. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)31548-8.
6. Moayyedi Paul, Mearin Fermın, Azpiroz Fernando. Irritable bowel syndrome diagnosis and management: A simplified algorithm for clinical practice. United European Gastroenterology Journal. 2017. 5(6), 773-788. 10.1177/2050640617731968.
7. Keo Soly, Huỳnh Kim Phượng, Huỳnh Hiếu Tâm. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi đại tràng bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích theo tiêu chuẩn ROME IV. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 51. 34-41. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i51.268.
8. Koloski N.A., Talley N.J., Boyce P.M. Epidemiology and health care seeking in the functional GI disorders: a population-based study. Am J Gastroenterol. 2002. 97(9), 2290-2299. 10.1111/j.1572-0241. 2002.05783.x.
9. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Anh Tú, Nguyễn Thị Vân Hồng, Hoàng Mai Hương. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 511(2). 223-226. https://doi.org/10.51298/vmj.v511i1.2085.
10. Võ Duy Thông, Nguyễn Ngọc Phúc. Hiệu quả thuốc sulpiride trong cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 502(1). 64-68. https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.557.