ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2021 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống là một bệnh lý thường gặp. Ở nước ta, trong điều tra tình hình bệnh tật, đau thắt lưng chiếm 2,0% trong nhân dân, chiếm 17,0% những người trên 60 tuổi (Phạm Khuê, 1979). Nhằm đánh giá các ưu thế của các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền với mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống chúng tôi đánh giá kết quả sau khoảng thời gian điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động, khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống trước và sau điều trị tại phòng khám Khoa Y Dược cổ truyền Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ số bệnh nhân, hồ sơ bệnh án được điều trị ngoại trú tại phòng khám của Khoa Y Dược cổ truyền Bệnh viện Vũng Tàu năm 2021 - 2022. Cõ mẫu 100. Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp cộng đồng không có nhóm chứng. Kết quả: Tốt: 9,0%; Khá: 68,0%; Trung bình: 22,0%; Kém: 1,0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị về sự cải thiện mức độ đau, độ giãn cột sống thắt lưng, chất lượng cuộc sống sau 10 ngày, 20 ngày điều trị. Kết luận: Điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp Y học Cổ truyền có hiệu quả cao trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đau cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống, phương pháp y học cổ truyền
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Thị Hiệp (2001), "Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng bằng một số công thức huyệt", Tạp chí y học thực hành TP. Hồ Chí Minh, Số 4, Tr.146-154.
3. Lê Thanh Hùng (2019), "Hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống thắt lưng bằng điện châm đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa y học cổ truyền", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(4), 236 – 239.
4. Nguyễn Văn Hưng và Phạm Thị Xuân Mai (2018), "Hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh", Tạp chí Y Dược học-Trường ĐH Y Dược Huế, 5(8), 52-57.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 138-163.
6. Trần Nhật Minh, Võ Thị Hồng và Nguyễn Thị Tân (2018), "Hiệu quả của điện châm kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống", Tạp chí Y dược học-Trường đại học y Huế, 8(2), 28-32.
7. Lê Thị Hồng Nhung và Trịnh Thị Diệu Thường (2019), "So sánh hiệu quả điều trị đau thắt lưng mạn do thoái hóa cột sống thắt lưng giữa điện châm tần số 100 hz với 2 hz trên huyệt hoa đà giáp tích L2-S1 kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(4), 225 – 229.
8. Lawrence, R. C. và các cộng sự. (2008), "Estimates of the Prevalence of Arthritis and Other Rheumatic Conditions in the United States, Part II", Arthritis and rheumatism, 58(1), 26–35.
9. Hudson-Cook N, Tomes-Nicholson K và Breen A (1989), "A revised Oswestry Disability Questionnaire, Back pain: new approaches to rehabilitation and education", Manchester University Press, 187–204.
10. Jeremy C. T. Fairbank và Paul B. Pynsent (2000), "The Oswestry Disability Index", Spine, 25, 2940–2953.