YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG VIÊM ĐA CƠ QUAN Ở TRẺ EM (MIS - C) NHIỄM SARS-CoV-2 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, thường xảy ra từ 2–6 tuần sau khi nhiễm SARS-CoV-2. MIS-C được đặc trưng bởi tình trạng viêm ở các hệ thống cơ quan khác nhau, chẳng hạn như hệ thống tim mạch, hô hấp, niêm mạc và đường tiêu hóa, nguyên nhân của MIS-C vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù MIS-C là vấn đề nghiêm trọng và việc nghiên cứu về yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giúp cung cấp các số liệu và nâng cao hiệu quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 (MIS – C) tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu 58 bệnh nhân được chẩn đoán là Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 (MIS - C) được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian từ tháng 09/2021 đến tháng 09/2022. Kết quả: bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 5,47 (2 tháng - 13 tuổi) và 69% trường hợp là nam, thời gian mắc COVID-19 đến khi khởi phát triệu chứng có liên quan đến MIS-C trung bình là 6,63 tuần với thời gian nằm viện trung bình là 11 ngày. Tất cả các bệnh nhân đều có sốt với thời gian sốt trung bình là 7,14 ngày. Phát ban xuất hiện ở 81% các trường hợp, thay đổi niêm mạc với triệu chứng lưỡi dâu chiếm 34,5%, môi đỏ với 63,8%, bệnh nhân tiêu lỏng chiếm 27,6%, có 28/58 bệnh nhân bị phù chi (41,4%), nổi hạch ở cổ chiếm 8,6%, ghi nhận có 10/58 bệnh nhân bị sốc (17,2%). Bệnh nhân có tăng bạch cầu chiếm 48,3%, tiểu cầu tăng chiếm 10,3%, có 51 bệnh nhân được làm xét nghiệm CRP với giá trị trung bình là 122,9 mg/L, Pro-calcitonin có 36 đối tượng được thực hiện xét nghiệm nồng độ với giá trị trung bình là 34,31 ng/mL, ghi nhận 45 bệnh nhân được làm Ferritin có giá trị trung bình là 411000 µ/L, giá trị D-dimmer đo được ở 49 bệnh nhân với giá trị trung bình là 7,05 µg/ml, Fibrinogen được thực hiện ở 52 trường hợp có giá trị trung bình là 5,29 g/L, siêu âm tim ở 55 bệnh nhân thì có 13/55 trường hợp có giãn mạch vành (22,4%) bao gồm 7 ca giãn động mạch vành trái và 6 ca giãn cả hai động mạch vành. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về bệnh nhân bị sốc với nồng độ Ferritin (p=0,037), sự khác biệt giữa giãn động mạch vành với số lượng tiểu cầu (p=0,018) và sự tương quan giữa nồng độ Procalcitonin với số ngày nằm viện (0,029). Các phát hiện ở miệng hoặc hầu họng có liên quan đáng kể với sự hiện diện của phát ban toàn thân (p=0,008) và viêm kết mạc (p=0,001). Kết luận: Tổn thương cơ quan thường gặp nhất trong MIS-C là sự thay đổi về niêm mạc da. Nồng độ Ferritin càng cao làm gia tăng nguy cơ sốc và số lượng tiểu cầu cao làm tăng khả năng giãn động mạch vành ở bệnh nhân MIS-C. Bệnh nhân có nồng độ Procalcitonin cao khi nhập viện được phát hiện ở lại bệnh viện lâu hơn. Sự hiện diện của những thay đổi ở miệng hoặc hầu họng có thể là dấu hiệu sớm của MIS-C và nên được coi là gợi ý MIS-C trong bối cảnh nhiễm COVID-19 hiện nay.
Từ khóa: yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng, MIS-C.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng, MIS-C
Tài liệu tham khảo
2. Phung, N.T.N., et al. Cardiovascular injury and clinical features of multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) related to Covid-19 in Vietnam, Pediatrics & Neonatology. 2022, 63(6), 569-574, doi: 10.1016/j.pedneo.2022.05.009.
3. Ahmed, M., et al. Multisystem inflammatory syndrome in children: a systematic review, EClinicalMedicine. 2020. 26, 100527, doi: 10.1016/j.eclinm.2020.100527.
4. Belhadjer, Z., et al. Acute Heart Failure in Multisystem Inflammatory Syndrome in Children in the Context of Global SARS-CoV-2 Pandemic, Circulation. 2020, 142(5), 429-436, doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.120.048360
5. Feldstein, L.R., et al. Multisystem inflammatory syndrome in US children and adolescents, New England Journal of Medicine. 2020, 383(4), 334-346, doi: 10.1056/NEJMoa2021680.
6. Cheung, E.W., et al. Multisystem inflammatory syndrome related to COVID-19 in previously healthy children and adolescents in New York City, Jama. 2020, 324(3), 294-296, doi: 10.1001/jama.2020.10374.
7. Miller, J., et al. Gastrointestinal symptoms as a major presentation component of a novel multisystem inflammatory syndrome in children that is related to coronavirus disease 2019: a single center experience of 44 cases, Gastroenterology. 2020, 159(4), 1571-1574. e2, doi: 10.1053/j.gastro.2020.05.079.
8. Halepas, S., et al. Oral manifestations of COVID-2019–related multisystem inflammatory syndrome in children: a review of 47 pediatric patients, The Journal of the American Dental Association. 2021, 152(3), 202-208, doi: 10.1016/j.adaj.2020.11.014.
9. Pouletty, M., et al. Paediatric multisystem inflammatory syndrome temporally associated with SARS-CoV-2 mimicking Kawasaki disease (Kawa-COVID-19): a multicentre cohort, Annals of the rheumatic diseases. 2020, 79(8), 999-1006, doi: 10.1136/annrheumdis-2020-217960.
10. Whittaker, E., et al. Clinical characteristics of 58 children with a pediatric inflammatory multisystem syndrome temporally associated with SARS-CoV-2, Jama. 2020, 324(3), 259-269, doi: 10.1001/jama.2020.10369.
11. Haslak, F., et al. Clinical features and outcomes of 76 patients with COVID-19-related multisystem inflammatory syndrome in children, Clin Rheumatol. 2021, 40(10), 4167-4178, doi: 10.1007/s10067-021-05780-x.