NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TỒN KHO THUỐC BẰNG MÔ HÌNH EOQ TẠI KHO CHẴN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2020-2022

Nguyễn Trần Quỳnh Như1,, Phạm Thị Tố Liên2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quản trị tồn kho thuốc để đảm bảo cung ứng thuốc hợp lý luôn là bài toán khó cho người quản lý khoa Dược và thủ kho. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đặc điểm tồn kho thuốc và áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) để xác định lượng đặt hàng tối ưu, số lần đặt hàng tối ưu, điểm đặt hàng lại của các thuốc thỏa mãn điều kiện mô hình EOQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thuốc trong danh mục thuốc được sử dụng lưu tại kho Chẵn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi cứu. Kết quả: Qua các năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng (15,5%, 17,0% và 17,2) và giá trị (34,1%, 28,7% và 35,) cao nhất, tiếp đến là nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc tác dụng đối với máu có số lượng thấp nhưng giá trị khá cao. Trong phân tích ABC, VEN và XYZ nhận thấy các nhóm A, V và X có giá trị cao nhất; nhóm C, E và X có số lượng nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 373 thuốc (37,1%) đáp ứng mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) gồm 8 nhóm AEX, AVX, BEX, BNX, BVX, CEX, CNX và CVX. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thuốc đáp ứng điều kiện đặt hàng kinh tế, qua đó áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế để cải thiện quản lý tồn kho thuốc bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Minh Hiền. Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị- thực trạng và một số giải pháp. Luận án tiến sĩ dược học. Trường Đại học dược Hà Nội. 2012. 53.
2. Milan S, Dusan R. The Significance of the Integrated Multicriteria ABC-XYZ Method for the Inventory Management Process. Acta Polytechnica Hungarica. 2017. Vol. 14, No. 5. 29-48, Doi:10.12700/APH.14.5.2017.5.3.
3. Nguyễn Thị Hoa. Nghiên cứu hoạt động quản lý cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2016-2017. Luân văn chuyên khoa cấp I. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018. 37-38.
4. Stoll. J, Kopf. R, Schneider. J, et al. Criticality analysis of spare parts management: a multicriteria classification regarding a cross-plant central warehouse strategy. Prod. Eng. Res. Devel. 2015. 225–235. https://doi.org/10.1007/s11740-015-0602-2.
5. Vũ Thị Thu Hương. Đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số Bệnh viện đa khoa. Luận án tiến sĩ dược học. Trường Đại học dược Hà Nội. 2012. 48-49.
6. Trần Quang Hiền và Nguyễn Thiện Trí. Bước đầu nghiên cứu sử dụng thuốc qua phân tích ABC/VEN năm 2013 tại BV đa khoa trung tâm An Giang. Kỷ yếu HNKH 10/2014. 2014. Bệnh viện An Giang. 85-94.
7. Huỳnh Hiền Trung. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115. Luận án tiến sĩ dược học. Trường Đại học dược Hà Nội. 2012. 53.
8. Hồ Thị Minh Xuân. Nghiên cứu xây dựng định mức tồn kho thuốc tại kho Chẵn - Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. 2019. 45-51.